Gia súc nhai chậm, uể oải do sốt, bện hở dạ dày, rối loạn tiêu hóa.

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 44 - 48)

- Nhai đau, cổ vươn ra, miệng há hốc: viêm chân răng, răng mòn không đều; viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi gặp ở bệnh lở mồm long móng.

- Nhai rất đau, không nhai, hai hàm răng khép chặt: viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi nặng, bệnh thần kinh.

- Nghiến răng:

Ngựa nghiến răng do đau bụng, trúng độc, viêm não tủy truyền nhiễm.

1.5. Nuốt

- Rối lọan nhẹ: đầu gia súc vươn thẳng, lắc lư, hai chân cào đất, nuốt khó khăn do viêm họng, tắc thực quản.

- Rối loạn nuốt nặng: thức ăn trào ra đằng mũi, trào ngược thực quản do viêm họng nặng, tắc thực quản, trong các bệnh hệ thần kinh.

1.6. Nhai lại

Bò khỏe sau khi ăn no 30 phút đến một giờ rưỡi thì bắt đầu nhai lại. Một ngày ñêm nhai lại 6 – 8 lần, mỗi lần từ 50 – 60 phút. Rối loạn nhai lại: nhai lại chậm và yếu gặp trong trường hợp chướng hơi, bội thực và nghẽn dạ lá sách. Không còn phản xạ nhai lại gặp ở liệt dạ cỏ; chướng hơi, bội thực nặng; các trường hợp trúng độc.

1.7. Ợ hơi

Trâu bò mỗi ngày ợ hơi khoảng 20 – 40 lần. Nhờ ợ hơi mà các khí lên men tích lại trong dạ cỏ được tống ra ngoài.

- Ợ hơi tăng: ăn nhiều thức ăn dễ lên men, chướng hơi dạ cỏ giai đoạn đầu. - Ợ hơi giảm: do dạ cỏ liệt, tắc rãnh thực quản, sốt cao, các bệnh nặng. Liệt dạ cỏ mạn tính, hơi ợ ra hôi thối.

- Không ợ hơi: tắc rãnh thực quản, chướng hơi dạ cỏ nặng. Loài gia súc dạ dày đơn, hơi trong dạ dày thường được tống ra ngoài theo phân và hấp thu vào máu. Nếu ợ hơi là triệu chứng bệnh lý gặp trong trường hợp viêm loét dạ dày, thức ăn trong dạ dày lên men nhiều.

1.8. Nôn mửa

Nôn mửa do phản xạ hoặc do trung khu thần kinh bị kích thích.

- Nôn mửa do phản xạ thường do bệnh ở cuống lưỡi, họng, dạ dày, đường ruột;có trường hợp bệnh ở màng bụng, ở tử cung cũng có thể gây nôn.

Nôn do trung khu nôn bị kích thích trực tiếp: viêm hành tủy, viêm màng não, khối u não, độc tố vi trùng tác động (trong các bệnh truyền nhiễm) và trong các trường hợp trúng độc. Đặc điểm của loại nôn này là nôn liên tục, lúc dạ dày trống vẫn nôn.

Ngựa nôn khó nhất: lúc nôn, bụng co rút, toàn thân toát mồ hôi, thức ăn phun ra theo lỗ mũi và sau khi nôn gia súc rất mệt mỏi. Ngựa nôn thường do bội thực hoặc giãn dạ dày cấp tính.

Kiểm tra nôn cần chú ý:

- Nôn nhiều lần trong một ngày gặp trường hợp do trúng độc thức ăn, các loại thuốc bảo vệ thực vật.

- Nôn ngay sau lúc ăn: bệnh ở dạ dày, ăn một lúc mới nôn do tắc ruột.

Chất nôn lẫn máu: viêm dạ dày xuất huyết, loét dạ dày ở lợn, hay gặp trong bệnh phó thương hàn, dịch tả lợn.

Chất nôn màu vàng lục (mật) do tắc ruột non. Chất nôn lẫn phân, mùi thối – do tắc ruột già.

2. Khám miệng

Khám miệng để chẩn đoán bệnh xảy ra ở cục bộ vùng miệng: môi, răng, niêm mạc miệng và lưỡi. Đồng thời để chẩn đoán một số bệnh khác ở đường tiêu hoá.

Chảy rãi: do trở ngại nuốt, viêm tuyến nước bọt, ngoại vật cắm vào hàm răng. viêm họng, sốt lở mồm long móng, viêm tuyến mang tai.

Ảnh 15: Các loại khóa mồm

Môi

Gia súc khỏe lúc đứng hai môi ngậm kín. Ngựa già môi dưới thường trễ, hở lợi ra ngoài.

Môi ngậm chặt: viêm màng não, uốn ván.

Môi sưng: viêm niêm mạc miệng, dịch tả trâu bò, côn trùng đốt.

Ở ngựa môi nứt do tụ cầu trùng. Môi hoại thư do trúng độc thức ăn, viêm màng não truyền nhiễm.

Miệng

Mùi trong miệng: mùi thối do viêm lợi, loét niêm mạc miệng, viêm họng. Thức ăn đọng lại lâu, miệng thối.

Nhiệt độ trong miệng: cho ngón tay vào miệng để có cảm giác nhiệt độ miệng. Miệng nóng do các bệnh gây sốt cao, viêm niêm mạc miệng, viêm họng.

Miệng lạnh do mất máu, suy nhược và sắp chết.

Do viêm niêm mạc miệng, viêm tuyến nước bọt, viêm họng, lở mồm long móng. Miệng khô do mất nước: ỉa chảy lâu ngày, sốt cao, đa niệu, đau bụng.

Màu sắc niêm mạc miệng thay đổi (xem phần khám niêm mạc mắt).

Lưỡi

Bựa lưỡi là một lớp tế bào thượng bì tróc ra đọng lại, màu xám hay màu xanh; thấy trong hầu hết các bệnh có sốt, viêm đường tiêu hóa. Bựa càng dày bệnh càng nặng; ngược lại bựa càng giảm là bệnh chuyển biến tốt.

Lưỡi sưng to do xây sát, do có đinh gai chọc, do xạ khuẩn.

Lưỡi có nhiều mụn nước, loét: do lở mồm long móng.

Ảnh 16: Lưỡi ngựa

Răng:chú ý răng mòn không đều, hà, viêm lợi.

Ảnh 17: Răng ngựa

3.Khám họng

Nhìn ngoài: viêm họng thì cổ hơi cứng và vươn thẳng; nuốt khó, thức ăn nước uống có thể trào ra qua mũi.

Sờ nắn: viêm họng thì vùng họng sưng, nóng. Nếu hạch lâm ba sưng to thường do xạ khuẩn.

Khám trong: với gia súc to thì mở miệng, dùng thìa đè lưỡi xuống. Với gia cầm vạch mỏ để xem, đối với trâu bò thì người khám phải mở miệng và kéo lưỡi gia súc ra ngoài để nhìn rõ bên trong.

Ảnh 18: Hệ tiêu hóa ở ngựa

4. Khám thực quản

- Nhìn bên ngoài: những chỗ tắc, phồng to. Tắc thực quản thì có thể dùng tay vuốt ngược lên - Sờ thực quản: người khám đứng bên trái gia súc, quay mặt về phía sau; tay trái cố định rãnh thực quản, tay phải lần theo rãnh thực quản từ dưới lên trên. Nếu gia súc đau: thực quản bị viêm.

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)