đem lại lợi ích cho họ. Xét thành tích học tập của những người trẻ được khảo sát, 80% người 20–24 tuổi và 68% người 25–30 tuổi tốt nghiệp cấp ba.
Ấn tượng về hệ thống giáo dục Việt Nam Việt Nam
Giới trẻ Việt Nam cảm thấy lạc quan về hệ thống giáo dục quốc dân. Gần bốn phần năm số người khảo sát đồng ý rằng chất lượng giáo dục Việt Nam đang cải thiện (77%) và ba phần tư cảm
thấy Chính phủ có các chính sách giáo dục tốt (76%). Những người trẻ còn đang đi học cấp ba (nhóm tuổi 16–19) có xu hướng đồng ý rằng chất lượng giáo dục ở Việt Nam đang cải thiện nhiều hơn (85%) so với nhóm tuổi 20–24 (74%). Một đáp viên nữ giới cho biết, “so với ngày xưa, các trường ngày nay có cơ sở vật chất tốt hơn, chương trình học tiên tiến và mở rộng hơn” (Nữ giới, thảo luận nhóm tập trung, nhóm tuổi 16–19, TP. Hồ Chí Minh). Điều này cho thấy hoặc cuộc sống đi làm đã giảm bớt sự lạc quan tuổi trẻ, hoặc gần đây, bậc trung học đã có những cải thiện giáo dục.
Người trẻ ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ ít cho rằng giáo dục đang cải thiện (71% và 73% lần lượt) hơn so với các vùng khác. Điều này cho thấy các cải thiện về giáo dục có thể không diễn ra đồng đều ở mọi vùng miền.
Biểu đồ 8: Trình độ học vấn cao nhất theo nhóm tuổi
Đại học/Trường nghề Chưa học hết THCS hoặc thấp hơn Đã học hết THPT
0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Nhóm tuổi 25–30 (n=381) Nhóm tuổi 20–24 (n=610) Nhóm tuổi 16–19 (n=209) 62% 20% 32% 36% 33% 35% 45% 25% 13%
Biểu đồ 9: Tỉ lệ theo vùng miền và đô thị hóa đồng ý hay rất đồng ý với phát ngôn: “Chính phủ có các chính sách giáo dục tốt.” 48% 52% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Cả nước (n=1.200) và vùng núiTrung du Bắc Bộ (n=100) Đồng bằng sông Hồng (n=380) Đồng bằng sông Cửu Long (n=130) Thành thị (n=600) Nông thôn(n=600) Tây Nguyên (n=70) Đông Nam Bộ (n=336) Bắc và Nam Trung Bộ (n=160) 63% 9% 73% 13% 11% 15% 18% 63% 36% 71% 21% 51% 13% 62% 8% 67% 61% Đồng ý Rất đồng ý 12%
Bên cạnh đó, gần sáu phần mười đáp viên đồng ý rằng việc học tập của họ đã chuẩn bị đầy đủ cho họ hành trang vào đời (62%), và rằng họ được giới thiệu rõ ràng về các cơ hội nghề khi học trung học (60%). Tương tự như trên, nhiều người thuộc nhóm tuổi 16–19 đồng ý rằng các lựa chọn về nghề nghiệp và học tập là rõ ràng (66%) hơn nhóm tuổi 25–30 (58%). Điều này có thể cho thấy hai khả năng: một là hệ thống giáo dục gần đây đã có những cải thiện; hai là, sau khi đi làm giới trẻ đánh giá khắt khe.
Những thay đổi tích cực được chỉ ra đã cho thấy nỗ lực cải tổ hệ thống giáo dục của Chính phủ:
Tôi nghĩ là việc học ở trường đã trang bị đủ cho tôi, đặc biệt là từ những kinh nghiệm do các thày cô chia sẻ, và các kĩ năng khác học được ở trường như kĩ năng giao tiếp.
Nam giới, thảo luận nhóm tập trung, nhóm tuổi 20–24, Thanh Trì
Giáo dục bậc đại học được cho là đang cải thiện và đang dần trở thành một yêu cầu đối với những lao động có kĩ năng. Trong thảo luận nhóm, các đáp viên nhấn mạnh rằng lợi thế tương đối của những người có bằng cử nhân đang giảm, như một đáp viên ở Thanh Trì nói: “Cha mẹ cứ nghĩ là bằng cử nhân không thôi là đủ kiếm việc, nhưng bây giờ như thế là không đủ” (Nữ giới, thảo luận nhóm tập trung, nhóm tuổi 16–19). Người trẻ thấy họ cần có bằng cấp cao hơn để nổi bật trong thị trường lao động – tuy nhiên 59% thấy rằng học cao học là quá đắt đỏ.
Tôi nghĩ du học rất tốt. Chúng tôi có thể học được kiến thức sâu hơn và có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn khi về Việt Nam, nhất là trong các công ty đa quốc gia ở đây.
Nữ giới, thảo luận nhóm tập trung, nhóm tuổi 20–24, Hà Nội
Với sáu phần mười (59%) đáp viên cho rằng hoàn thành cao học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) là quá đắt đỏ với bản thân, rõ ràng vẫn còn tồn tại rào cản trong học bậc cao học. Một điểm thú vị là không có mối liên hệ nào giữa thành phần kinh tế gia đình và nhận thức về rào cản giáo dục do chi phí.
Người Việt trẻ nhận thấy những cải thiện trong hệ thống giáo dục nhưng cũng ý thức được vẫn còn nhiều điều phải làm. Họ đã chứng kiến những chuyển biến tốt trong hệ thống, nổi bật nhất là chương trình đào tạo ngày càng toàn diện và những nâng cấp rõ rệt trong chất lượng cơ sở trường học. Sinh viên Việt Nam có thể tiếp cận tốt hơn tới các nguồn thông tin trực tuyến và ngoại tuyến khác nhau, từ đó mở rộng kiến thức bên cạnh việc học trên lớp. Các lớp học như ngoại ngữ, kĩ năng thuyết trình, hoặc công nghệ ngày càng phổ biến với người trẻ, cả trực tuyến và ngoại tuyến. Thời đại đã thay đổi, và chủ yếu là theo hướng tốt hơn. Nói như một đáp viên:
Ngày xưa khó mà theo [học] đến cùng. Bố mẹ chúng tôi chỉ có thể học được đến lớp 4 hoặc lớp 5, rồi phải bỏ học để giúp ông bà lo cho gia đình.
Nữ giới, thảo luận nhóm tập trung, nhóm tuổi 25–30, ven đô Hà Nội
hoạch khuyến học của Chính phủ (Ngân hàng Thế giới, 2011). Theo phản hồi được ghi nhận trong phiên tóm tắt phân tích, Chính phủ có điểm ưu tiên cho những thí sinh là dân tộc thiểu số, hoặc miễn thi đầu vào đại học. Chính sách miễn giảm học phí từ tiểu học lên tới cấp học nghề được các đáp viên dân tộc thiểu số trong phỏng vấn sâu đánh giá cao. Bên cạnh đó, từ năm 2010, Chính phủ đã chính thức thực hiện chính sách bảo tồn “ngôn ngữ viết và nói của các dân tộc thiểu số” theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP (Ủy ban Nhân quyền Việt Nam, 2012).