Do giới trẻ phụ thuộc vào mạng xã hội, coi đây là phương tiện thông tin tin cậy nhất và thiếu các nguồn thay thế đáng tin cậy, nên cần lưu ý rằng quan điểm của thế hệ trẻ về các sự kiện hiện tại có thể không hoàn toàn phản ánh đúng thực tế. Mặc dù giới trẻ Việt Nam nhận thức được sự lan truyền nhanh chóng của thông tin và tin giả trên mạng, đặc biệt là những tin tức mang tính tiêu cực, nhưng sự phổ biến của tin tức trên mạng xã hội có thể dẫn tới việc phóng đại các sự kiện trong thực tế. Nghiên cứu này tập trung vào ý kiến và mong muốn, do đó không phân tích kỹ tất cả những vấn đề giới trẻ đưa ra theo hướng kinh nghiệm:
Tôi có rất ít niềm tin vào thông tin trên mạng. Thông tin trên mạng có thể khiến chúng ta có quan điểm sai hoặc hiểu sai về các vấn đề hay chủ đề cụ thể. Việc lan tràn nhanh chóng của tin giả cũng gây ra nhiều khó khăn cho các thương hiệu nếu như họ có bê bối hay vấn đề nào đó.
Nam giới, thảo luận nhóm tập trung, nhóm tuổi 25–30, TP. Hồ Chí Minh
Ví dụ, trong các nhóm thảo luận tập trung, người trẻ cho biết, các “tệ nạn xã hội” đang gia tăng, đặc biệt là ở khu vực phía Nam. Những tệ nạn này gồm có các hoạt động phạm pháp, tội phạm ma túy và cả việc suy giảm đạo đức nói chung. Tuy nhiên, quan điểm này lại trái ngược với dữ liệu về vi phạm pháp luật hàng tháng do Bộ Công an đưa ra. Theo thống kê tội phạm năm 2019, đường xu hướng gần như bằng phẳng trong suốt cả năm, ngoại trừ một đỉnh nhỏ vào tháng Một (Bộ Công an Việt Nam, 2019). Tương tự như vậy, thống kê về vi phạm môi trường cho thấy số vụ vi phạm giảm, đặc biệt và cuối năm là thời điểm nghiên cứu đang thu thập dữ liệu (đd). Một số đáp viên phỏng vấn sâu cũng nhấn mạnh việc ý kiến của công chúng dễ bị ảnh hưởng nhiều bởi những gì giới trẻ thấy đang thịnh hành trên mạng, và điều đó hình thành nên quan điểm của họ về thực tế xã hội. 11
Điều này cho thấy quan điểm của thế hệ trẻ về thế giới thực có thể không đồng nhất với mô hình hiện thực trong thực tế. Nên lưu ý điều này khi đọc phần Các vấn đề ưu tiên dưới đây.