Các vấn đề ưu tiên và kiến nghị

Một phần của tài liệu nghien-cuu-the-he-tre-viet-nam (Trang 58 - 60)

Mặc dù lạc quan về tương lai nhưng giới trẻ Việt Nam cũng nhận thức rõ những thách thức mà họ và các bạn cùng trang lứa phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày, cũng như những vấn đề xã hội của đất nước. Ở mức độ cá nhân, họ quan tâm nhiều đến việc đạt được điều kiện sống tốt hơn, giáo dục chất lượng hơn và ổn định tài chính. Về Chính phủ và xã hội, họ tin rằng những nhà hoạch định chính sách nên ưu tiên việc giải quyết tham nhũng, cải thiện môi trường, đảm bảo an toàn và chất lượng thực phẩm, và cung cấp cơ hội giáo dục cũng như việc làm tốt.

Có sự khác biệt rõ ràng giữa những niềm tin này và hành động cụ thể của cá nhân, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan tới Chính phủ hay quan chức. Các đáp viên buổi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu cho biết họ thường tránh xa các vấn đề vĩ mô và cho rằng trong tương lai họ sẽ không đóng góp được gì nhiều cho các vấn đề họ nêu lên. Nhiều đáp viên trong phần nghiên cứu định tính cảm thấy không được trao quyền để thể hiện ý kiến và những người ở vị trí quyền lực không lắng nghe ý kiến của họ một cách tích cực (Thảo luận nhóm tập trung, Đánh giá của giới trẻ, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh).

Biểu đồ 32: Mức độ quan trọng của các vấn đề đối với đáp viên và quan điểm về mức độ quan trọng của các vấn đề Chính phủ cần giải quyết (n=1.200)

Quan trọng với đáp viên Quan trọng với chính phủ

25%14% 14% 33% 14% 31% 19% 20% 24% 26% 35% 26% 34% 37% 30% 39% 51% 44% 36% 58% 42% 58% 70% 54% 70% 42% 67% Hành động khí hậu Hòa bình, công lý và có thể chế vững mạnh Bình đẳng cho các dân tộc thiểu số Năng lượng sạch Giải quyết tham nhũng Tiếp cận CNTT và đổi mới sáng tạo Tiếp cận Y tế chất lượng Bình đẳng giới Tiếp cận giáo dục đại học Nước sạch và vệ sinh Điều kiện sống đầy đủ Công việc ổn định An ninh lương thực

0% 20% 40% 60% 80%

Sự đối lập giữa việc nhận biết các vấn đề nhưng cảm thấy không có quyền lực để hành động nhằm giải quyết vấn đề thể hiện rõ nhất trong vấn đề tham nhũng. Đây là một vấn đề được nêu lên rất nhiều lần, trong gần như mọi khía cạnh của nghiên cứu này. Khoảng hai phần ba (67%) đáp viên trả lời khảo sát coi đây là vấn đề ưu tiên hàng đầu đối với Chính phủ, nhưng chỉ có chưa đến một phần năm số người cảm thấy rằng đây là vấn đề ưu tiên ở cấp độ cá nhân. Tương tự như vậy, các đáp viên thảo luận nhóm tập trung đều thể hiện mối quan ngại về vấn đề tham nhũng. Mặc dù vậy, khi được hỏi về việc họ nghĩ rằng họ có thể làm gì để giải quyết vấn đề tham nhũng, thì gần như tất cả đều cảm thấy rằng họ không thể làm gì nhiều. Một nhóm nhỏ cho biết họ sẽ cố gắng thuyết phục bạn bè hay gia đình họ hành động khác đi, trong khi hầu hết mọi người cho biết chính họ cũng cần phải dựa vào việc tham nhũng hay hối lộ đồng thời cũng thể hiện quan điểm rằng tham nhũng là vấn đề mà Chính phủ phải giải quyết chứ không phải là cá nhân: “Nếu cần phải đưa hối lộ, tôi sẽ hối lộ giống cách mọi người vẫn làm vì việc đó đã trở thành cơ chế, chúng ta bị buộc phải làm như thế, mọi người đều làm như thế” (Nam giới, thảo luận nhóm tập trung, địa điểm không công bố). Các vấn đề liên quan tới tham nhũng đã được phân tích kỹ hơn trong một phần riêng phía dưới.

Một phần của tài liệu nghien-cuu-the-he-tre-viet-nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)