6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
1.3.3. Nguyên tắc quản trị chất lượng dịch vụ
Muốn tác động đồng bộ đến các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng, hoạt động quản trị chất lượng dịch vụ phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng. Chất lượng là sự thỏa mãn khách hàng, chính vì vậy việc quản trị chất lượng nhằm đáp ứng mục tiêu đó.Quản trị chất lượng là không ngừng tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất.
- Nguyên tắc 2: Coi trọng con người trong quản trị chất lượng. Con người là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành, đảm bảo nâng cao chất lượng sảm phẩm, dịch vụ. Vì vậy, trong quản lý chất lượng cần áp dụng các biện pháp thích hợp để huy động hết nguồn lực, tài năng của con người ở mọi cấp, mọi ngành vào việc đảm bảo và nâng cao chất lượng.
- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính quá trình. Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ hiệu quả hơn nếu các nguồn lực và hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình, khi đó quản trị chất lượng cần phải thực hiện ở mọi khâu liên quan tới việc hình thành chất lượng.
- Nguyên tắc 4: Thực hiện toàn diện và đồng bộ.Chất lượng là kết quả tổng hợp của các lĩnh vực kinh tế, tổ chức, kỹ thuật, xã hội…liên quan đến nhiều hoạt động, liên quan đến nhiều ngành, các cấp địa phương và từng con người.Đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn diện và sự đồng bộ trong các mặt hoạt động liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng.
- Nguyên tắc 5:Thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lượng.Đảm bảo và cải tiến chất lượng là sự phát triển liên tục, không ngừng của công tác quản trị chất lượng. Do đó doanh nghiệp phải đảm bảo và cải tiến chất lượng không ngừng mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
- Nguyên tắc 6: Nguyên tắc kiểm tra. Kiểm tra nhằm mục đích hạn chế và ngăn chặn những sai sót, tìm biện pháp khắc phục khâu yếu, phát huy cái mạnh, để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.