Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su 75 (Trang 51 - 54)

6. Bố cục đề tài

1.3.2. Các yếu tố khách quan

Khách hàng

Khách hàng với những đặc thù về nhu cầu, thị hiếu, mức thu nhập, ngành nghề, tôn giáo… đều ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Nếu nhu cầu của khách hàng dễ dự đoán và tương ứng với khả năng sản xuất của nhà sản xuất, số lượng đặt hàng của doanh nghiệp, thì ảnh hưởng của hiệu ứng Bullwhip sẽ được kiểm soát. Nhu cầu của khách hàng trên thị trường luôn luôn thay đổi, doanh nghiệp cũng cần dự đoán xu hướng vận động để đưa ra các quyết định sản xuất, định giá sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong chuỗi.

Nhà cung cấp.

Nhà cung cấp là nhân tố vi mô, mang tính khách quan, có ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng.

Các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của DN có thể gây khó khăn làm cho khả năng cung cấp nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng của

DN bị giảm, có khi DN bị ép giá. Khi đó DN mất một khoản chi phí đầu vào tăng cao, kéo theo giá thành đơn vị sản phẩm tăng, khối lượng tiêu thụ giảm, lợi nhuận giảm, doanh nghiệp có thể bị mất dần thị trường.

Đối với mỗi mắt xích trong chuỗi thì mối quan tâm bao gồm quan hệ với nhà cung cấp phía trên và khách hàng phía dưới. Trong các mối quan hệ tồn tại yếu tố tin tưởng và sự cam kết giữa các bên. Khi các thành viên đạt được sự cam kết thì các bên có xu hướng chia sẻ mục tiêu và giá trị chung từ đó cho phép họ làm việc gần gũi và phối hợp chặt chẽ hơn (Ramayah và cộng sự, 2008). Ngoài ra, khi có sự tin tưởng của đối tác, nhà cung cấp có xu hướng đáp ứng vượt yêu cầu và hoàn thành đơn hàng sớm hơn đối với đối tác sẵn sàng tiếp tục mối quan hệ với họ. Vì vậy gia tăng cộng tác với nhà cung cấp và khách hàng giúp giảm chi phí xuyên suốt chuỗi cung ứng (Robert và Christian, 2002). Các mối liên kết tồn tại giữa người trồng cao su và nhà chế biến trong chuỗi cung ứng sản phẩm cao su kỹ thuật tạo được lợi thế tăng trưởng kinh tế quy mô, giảm được chi phí giao dịch, thông tin bất đối xứng, tính dễ phá vỡ của hợp đồng.

Đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh trong chuỗi cung ứng có thể gây ra những khó khăn cho quản trị chuỗi cung ứng nhưng đồng thời cũng là động lực cho sự phát triển chuỗi cung ứng. Cạnh tranh xảy ra giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, cạnh tranh về giá, cạnh tranh về chất lượng hoặc dịch vụ. Sự cạnh tranh này có thể khiến lợi ích các bên thay đổi, bên sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, bên bị thiệt hại, gây ra những mâu thuẫn, có thể làm chậm thời gian giao hàng, sai sót về số lượng sản phẩm, phát sinh chi phí không đáng có.

Các nhân tố vĩ mô

Thị trường cũng tác động rất lớn đến quản trị chuỗi cung ứng. Trong nền kinh tế thị trường, toàn bộ quá trình trong chuỗi cung ứng từ thu mua nguyên vật liệu đầu vào, đến sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa đều được tiến hành trên thị trường. Thị trường mục tiêu là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động trong chuỗi cung ứng. Trước khi doanh nghiệp đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm gì, cần phải tính toán thị trường tiêu thụ, khách

hàng có nhu cầu và khối lượng các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ cạnh tranh cũng tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất và phân phối trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị phần giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm

Tình hình kinh tế trong nước và thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, có rất nhiều công ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam và Việt Nam cũng đang từng bước gia nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn, SCM ngày càng được chú trọng hơn so với trước đây.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa lại lý thuyết liên quan đến chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Quản trị chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động thu mua, sản xuất, phân phối, marketing và dịch vụ khách hàng nhằm đạt được sự kết hợp tối ưu giữa mức độ phản ứng nhanh nhạy và tính hiệu quả trong thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia. Mục tiêu quản lý chuỗi cung ứng là nhằm tăng doanh số bán hàng và dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời giảm được phần nào chi phí vận chuyển, lưu kho và điều hành.

Ở chương này, tác giả cũng đưa ra lý thuyết về nội dung của quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm từ hoạch định sản xuất, thu mua, phân phối, thu hồi đến việc kiểm tra, đánh giá chuỗi cung ứng. Và phần cuối chương, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị chỗi cung ứng của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU 75

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su 75 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)