6. Bố cục đề tài
2.3.3. Phân tích các nguyên nhân chủ quan
Những hạn chế, tồn tại nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan như sau:
Thứ nhất: Nguồn lực của Công ty còn có nhiều hạn chế
Gần 60 năm thành lập và phát triển, một số trang thiết bị, máy móc, và công nghệ sản xuất của Công ty đã cũ và tiêu tốn nhiều nguyên liệu, không hiệu quả. Việc cập nhật dây chuyền, thiết bị hiện đại là một yếu tố khó khăn do tình hình nguồn vốn cần rất lớn. Công nghệ sản xuất chủ yếu qua quá trình tự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm nên hiệu quả chưa như mong muốn.
Nguồn nhân lực vẫn thiếu và còn ngại bứt phá, đổi mới, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư phục vụ nghiên cứu và sản xuất. Nhân lực đội ngũ kinh doanh còn mỏng mới chỉ đáp ứng được khách hàng trong nước, còn đối với việc xâm nhập thị trường Quốc tế thì còn thiếu kinh nghiệm.
Hệ thống phân phối còn thiếu, phương tiện của đơn vị chỉ đáp ứng phần nhỏ trong quá trình phân phối (chủ yếu là các đơn hàng nhỏ). Vì vậy việc chủ động trong quá trình phân phối gặp khó khăn như trong đợt dịch Covid 19 năm 2020 khi các đơn vị Logistic phải dừng hoạt động thì đã ảnh hưởng rõ dàng đến hệ thống phân phối của công ty.
Thứ hai: Thương hiệu của Công ty
Thương hiệu của Công ty trên thị trường vẫn còn chưa mạnh, vẫn chưa có những khoản chi cho quảng bá giới thiệu hình ảnh, sản phẩm. Công ty vẫn chưa chú trọng đến những yếu tố tạo nên thương hiệu như chất lượng dịch vụ khách hàng, bảo hành và đổi trả sản phẩm.
Thứ ba: Hệ thống quản lý trong những năm gần đây đổi mới rất lớn khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 vào quản lý và sản xuất. Hình ảnh công ty thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, việc áp dụng các tiêu chuẩn của hệ thống ISO vào thực tế của công ty thì gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, do vậy việc
đổi mới trong công quản lý diễn ra chậm hơn. Một phần cũng do yếu tố là đơn vị quốc phòng an ninh