6. Bố cục đề tài
3.3.3. Giải pháp nghiên cứu sản xuất caosu tổng hợp
Việt Nam hiện nay có diện tích cao su đứng thứ năm trên toàn thế giới (chiếm khoảng 5.6% tổng diện tích toàn cầu) nhưng sản lượng xếp thứ ba (chiếm khoảng 7.7% tổng lượng cao su tự nhiên thế giới) chỉ sau Thái Lan và Indonesia. Theo Báo cáo T07-2021 của Vietdata, diện tích gieo trồng cao su trong năm 2020 là 932.4 nghìn ha và diện tích thu hoạch là 728.8 nghìn ha, sản lượng thu hoạch mủ khô đạt 1,226 nghìn tấn với năng suất là 1.68 tấn/ha/năm.
Năm 2020 có khoảng 78.4% lượng mủ khai thác trong nước được xuất khẩu dạng nguyên liệu cao su thiên nhiên và 21.6% được đưa vào chế biến tạo sản phầm như lốp xe, găng tay, phụ kiện, đế giày, băng tải,.. Hiện nay, có khoảng 170 doanh nghiệp tham gia chế biến mủ cao su thiên nhiên tại Việt Nam với tổng công suất thiết kế khoảng 1.31 triệu tấn/năm. Trong đó bao gồm: 118 DN tư nhân có công suất thiết kế đạt 64.0% tổng sản lượng, 48 DN nhà nước có công suất đạt 42.6% và chỉ có 2 DN có vốn đầu tư nước ngoài công suất 3.2% và 2 hợp tác xã với công suất 0.5% trong tổng sản lượng sản xuất.
Như vậy chúng ta thấy gần 80% lượng mủ cao su xuất khẩu dạng nguyên liệu thiên nhiên và 20% được sử dụng trong nước để sản xuất cao su kỹ thuật. Nguyên nhân chính là Việt Nam chưa có nhà máy chế biến cao su tổng hợp. Cao su tự nhiên sau khi được xuất khẩu sẽ được các nhà máy chế biến thành cao su tổng hợp rồi xuất ngược lại Việt Nam phục vụ sản xuất cao su kỹ thuật. Qua tìm hiểu tại Công ty TNHH MTV cao su 75 cho thấy 70% nguyên liệu là cao su tổng hợp, 20% là cao su thiên nhiên và 10% hóa chất phụ gia.
Vậy để đem lợi ích cho người trồng cao su, doanh nghiệp sản xuất cao su kỹ thuật trong nước cần phải đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cao su phục vụ nhu cầu nguyên vật liệu cho ngành vật liệu cao su ở Việt Nam, chủ động nguồn cung cấp cao su nguyên liệu tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu từ nước ngoài.