Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của hành khách đối với chất lượng dịch vụ mặt đất tại cảng hàng không phù cát (Trang 26 - 29)

Khác với các nghiên cứu ở nước ngoài, việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của cảng hàng không trong nước vẫn còn rất ít nhà nghiên cứu quan tâm. Trên cơ sở tổng quan của tác giả, điển hình có thể kể đến các nghiên cứu của Lư Trà Thu; Đoàn Hải; và Hoàng Anh Thư.

Năm 2012, Hà Nam Khánh Giao và cộng sự đã nghiên cứu mối quan hệ giữa sự thỏa mãn và các yếu tố chất lượng dịch vụ hành khách tuyến bay nội địa của Vietnam Airlines. Kết quả cho thấy chất lượng dịch vụ tuyến nội địa của Vietnam Airlines được đo bằng 6 thành phần được thể hiện theo thứ tự tầm quan trọng: (1) hạ/ cất cánh/hành lý, (2) thủ tục, (3) dịch vụ trên chuyến

bay, (4) đặt giữ chỗ, (5) máy bay, (6) phi hành đoàn có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với sự thỏa mãn dịch vụ.

Trong luận án tiến sỹ được thực hiện và bảo vệ năm 2013, Lư Trà Thu đã thực hiện việc kiểm định “vai trò điều tiết của văn hóa tác động đến mối

quan hệ giữa chất lượng dịch vụ hàng không và sự hài lòng của hành khách”.

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Lư Trà Thu đã xác định có 5 trong 6 thang đo được xây dựng như sự tin cậy an toàn, nhân viên hàng không, dịch vụ trên chuyến bay, và lịch bay phản ánh rõ nét chất lượng dịch vụ cảng hàng không cũng như sự hài lòng của hành khách [7].

Kết hợp cả dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2014 - 2016 và dữ liệu sơ cấp thu thập được từ việc khảo sát lấy ý kiến 350 hành khách tại Cảng hàng không Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, tác giả Đoàn Hải đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp như: phương pháp thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố EFA, hồi quy tuyến tính bội và đặc biệt là mô hình mức độ quan trọng - mức độ thể hiện (IPA) nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất tại Cảng hàng không Đồng Hới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố vượt trội có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại Cảng hàng không Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cần tiếp tục phát huy là yếu tố hữu hình (phương tiện), sự đồng cảm, sự đảm bảo và khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân viên [4].

Cũng trong một nghiên cứu khác về đánh giá chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất, tác giả Hoàng Anh Thư đã thực hiện nghiên cứu tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất vào năm 2019. Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 230 hành khách sử dụng dịch vụ phục vụ mặt đất tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất từ tháng 02 đến tháng 04/2019 và phương pháp nghiên cứu phù hợp như: thống kê mô tả, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hệ số tương quan giữa các yếu tố trong mô

hình, phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả kiểm định cho thấy chất lượng hiệu quả, chất lượng truy cập, chất lượng tương tác, chất lượng môi trường vật lý có tác động đến chất lượng dịch vụ mặt đất tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất [6].

Như vậy, liên quan đến vấn đề đánh giá chất lượng dịch vụ hay sự hài lòng của hành khách đối với chất lượng dịch vụ cảng hàng không đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn rất ít nghiên cứu được thực hiện liên quan đến chủ đề này. Trong quá trình tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy sự khác biệt chủ yếu đến từ các thang đo được sử dụng trong đánh giá chất lượng dịch vụ. Nhìn chung, các thang đó được xây dựng theo hai hướng chủ yếu. Cụ thể, hướng tiếp cận thứ nhất, các thang đo được xây dựng dựa trên thang đo đánh giá chất lượng truyền thống của mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự hay SERVPERF của Cronin và Taylor (hướng tiếp cận thứ nhất được tìm thấy trong các nghiên cứu của Đoàn Hải; Wojuade và Onatade; Dambagolla và Sumanasiri); hướng tiếp cận thứ hai, các thang đo đánh giá được xây dựng dựa trên các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của các tổ chức quốc tế, thường được xây dựng dựa trên lịch trình đi lại của hành khách tại sân bay như: trước chuyến bay và sau chuyến bay (hướng tiếp cận thứ hai được tìm thấy trong các nghiên cứu của Bogicevic; Namukasa; Lư Trà Thu; Suki; Pandey). Trong đó, hướng tiếp cận thứ hai, các thang đo đánh giá được xây dựng dựa trên các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của các tổ chức quốc tế được sử dụng phổ biến hơn bởi lẽ nó phù hợp với đặc thù ngành hàng không. Về kết quả nghiên cứu, tùy vào đặc thù của đối tượng nghiên cứu lại cho kết quả kiểm định các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hay sự hài lòng của hành khách đối với chất lượng dịch vụ sân bay khác nhau. Nhìn chung, kết quả kiểm định về các yếu tố ảnh hưởng trong các nghiên cứu trên

có ý nghĩa rất quan trọng trong đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ hay sự hài lòng của hành khách đối với chất lượng dịch vụ sân bay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của hành khách đối với chất lượng dịch vụ mặt đất tại cảng hàng không phù cát (Trang 26 - 29)