Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của hành khách đối với chất lượng dịch vụ mặt đất tại cảng hàng không phù cát (Trang 58 - 63)

Chương 3 được xây dựng nhằm trình bày tổng quan về Cảng hàng không Phù Cát cũng như phương pháp được sử dụng nhằm đánh giá sự hài lòng của hành khách đối với chất lượng dịch vụ mặt đất tại Cảng hàng không Phù Cát. Trong phần tổng quan về Cảng hàng không phù Cát, bên cạnh giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển cũng như chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cảng hàng không phù Cát tác giả đã đi vào phân tích đánh giá kết quả kinh doanh của Cảng trong giai đoạn 2016-2020. Đối với phương pháp nghiên cứu, tác giả tập trung trình bày quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức; phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng; và dữ liệu trong nghiên cứu bao gồm kết quả khảo sát từ 250 hành khách có sử dụng dịch vụ mặt đất tại Cảng hàng không Phù Cát trong thời gian qua.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Trong 250 bảng câu hỏi khảo sát online thì tác giả đã thu được 250 bảng trả lời đạt yêu cầu, tỷ lệ phản hồi là 100%. Sau khi sàng lọc và kiểm tra tính hợp lệ, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là 234 bảng, chiếm 93,6% mẫu thu thập, số còn lại bị lỗi do không trả lời đầy đủ yêu cầu.

Về giới tính, kết quả thống kê cho thấy có 135 nam và 98 nữ trả lời phỏng vấn, số lượng nam nhiều hơn nữ nhưng chênh lệch không nhiều (nam chiếm 58%, nữ chiếm 42%) (xem hình 4.1). Như vậy, mẫu phân tích không có sự chênh lệch về giới tính nên mang tính đại diện cao.

Hình 4.1. Thống kê về giới tính của mẫu khảo sát

(Nguồn: Tác giả thống kê theo kết quả khảo sát)

Về nhóm tuổi, trong số 234 hành khách được khảo sát thì không có hành khách dưới 18 tuổi. Hành khách từ 18 đến 20 tuổi là 30 người, chiếm tỷ trọng 13%; hành khách từ 21 đến 30 tuổi là 108 người, chiếm tỷ trọng 46%; hành khách từ 31 đến 40 tuổi là 64 người, chiếm tỷ trọng 27%; hành khách từ 41 đến 50 tuổi là 19 người, chiếm tỷ trọng 8%; hành khách từ 50 tuổi trở lên là 13 người, chiếm tỷ trọng 6% (xem hình 4.2). Như vậy nhóm

đối tượng được khảo sát ở các nhóm tuổi khác nhau, trong đó nhóm khách hàng từ 21 đến 30 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế khi đây là nhóm hành khách có mật độ sử dụng phương tiện hàng không trong di chuyển là nhiều nhất.

Hình 4.2. Thống kê về độ tuổi của mẫu khảo sát

(Nguồn: Tác giả thống kê theo kết quả khảo sát)

Về trình độ học vấn, hầu hết các đối tượng khảo sát có trình độ học vấn từ đại học trở lên, chiếm gần 2/3 đối tượng trả lời. Trong đó, trong số 234 người được khảo sát có 132 người có trình độ đại học, chiếm tỷ trọng 56% và 28 người có trình độ sau đại học, chiếm tỷ trọng 12%. Việc mẫu khảo sát hầu hết là những người có trình độ cao sẽ giúp cho kết quả đánh giá có sự chuẩn sát hơn, khách quan hơn. Thiết nghĩ, đây sẽ là căn cứ rất quan trọng cho Lãnh đạo Cảng hàng không Phù Cát nhận thấy được sự hài lòng của hành khách đối với chất lượng dịch vụ mặt đất tại Cảng để có những giải pháp cải tiến phù hợp trong thời gian tới.

Hình 4.3. Thống kê về trình độ học vấn của mẫu khảo sát

(Nguồn: Tác giả thống kê theo kết quả khảo sát)

Về nghề nghiệp, hầu hết số 234 hành khách được khảo sát là những người làm việc trong các ngành nghề có học vấn cao như: học sinh, sinh viên (62 người, chiếm tỷ trọng 26%), nhân viên nhà nước (61 người, chiếm tỷ trọng 26%), nhân viên kinh doanh (35 người, chiếm tỷ trọng 15%), chủ doanh nghiệp (20 người, chiếm tỷ trọng 8,5%) (xem hình 4.4).

Hình 4.4. Thống kê về nghề nghiệp của mẫu khảo sát

Về thu nhập/tháng, trong số 234 hành khách được khảo sát thì có 56 người có thu nhập dưới 4 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23%; có 56 người có thu nhập từ 4 đến dưới 7 triệu, chiếm tỷ trọng 23%; có 60 người có thu nhập từ 7 đến dưới 10 triệu, chiếm tỷ trọng 25%; có 62 người có thu nhập từ 10 trở lên, chiếm tỷ trọng 26% (xem hình 4.5). Nhìn chung, mẫu khảo sát phân bổ tương đối đồng đều giữa các nhóm thu nhập.

Hình 4.5. Thống kê về thu nhập của mẫu khảo sát

(Nguồn: Tác giả thống kê theo kết quả khảo sát)

Về mục đích thực hiện chuyến bay, trong số 234 hành khách được khảo sát thì có 80 người mục đích là đi du lịch cá nhân, chiếm tỷ trọng 23%; tiếp đến, có 49 người mục đích là tham gia hội thảo khoa học, chiếm tỷ trọng 21%; có 41 người mục đích là đi thăm gia đình và bạn bè, chiếm tỷ trọng 17%; có 31 người mục đích là đi nghỉ cùng với gia đình, chiếm tỷ trọng 13%; (xem hình 4.6). Như vậy, mục đích thực hiện chuyến bay tại Cảng hàng không Phù Cát là khác nhau nhưng mục đích đi du lịch cá nhân là nhiều nhất.

Hình 4.6. Thống kê về mục đích thực hiện chuyến bay

(Nguồn: Tác giả thống kê theo kết quả khảo sát)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của hành khách đối với chất lượng dịch vụ mặt đất tại cảng hàng không phù cát (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)