Môi trường ngành

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh (Trang 40 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2 Môi trường ngành

Khách hàng

Các doanh nghiệp tồn tại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay thị trường tiêu thụ. Họ là người tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp. Khách hàng có thể là cá nhân, tổ chức, chính phủnhưng nếu x t dưới góc độ quy trình của hàng hoá từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, khách hàng của doanh nghiệp lại bao gồm người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối và các doanh nghiệp khác

Trong quan hệ mua bán, khách hàng có thể gây sức ép thông qua khảnăng đàm phán đối với doanh nghiệp về mặt giá cả và chất lượng, và một vài yếu tốkhác như điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán qua đó làm ảnh hưởng đến khả năng tìm

kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thêm vào đó, thị hiếu cũng như nhu cầu của khách

hàng luôn thay đổi. Rõ ràng, khách hàng là yếu tố bất định đối với doanh nghiệp.

Nhà cung cấp

Khi nói đến nhà cung cấp, chúng ta nghĩ ngay đến những doanh nghiệp hay những người chuyên cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh ngiệp như: nguyên

vật liệu, máy móc thiết bị, vốn, lao động. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, yêu cầu đặt ra chính là việc tìm kiếm và đảm bảo cho doanh nghiệp của mình có

được nguồn cung cấp đầu vào ổn định với một mức chi phí hợp lý hay giá thấp nhất có thể.

Hoạt động doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng ngay khi những yếu tố đầu vào này mang tính bất trắc- tức là nếu chúng không sẵn có hay bị trì hoãn thì có thể sẽ giảm hiệu quả của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất, kinh doanh lúc đó sẽ bị ngưng trệ, kéo dài thời gian so với dự kiến và khiến doanh nghiệp phát sinh thêm chi phí. Qua

đó làm giảm khảnăng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Với mỗi doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ thoả mãn cùng loại nhu cầu, cùng một thị trường. Ngày nay, doanh nghiệp cạnh tranh trên nhiều phương diện, tạo sức ép lẫn nhau thông qua giá, các dịch vụđi kèm, tính năng sản phẩm và việc phát triển sản phẩm mới.

Đối thủ cạnh tranh ti m ẩn

Bên cạnh việc phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh hiện tại, doanh nghiệp

cũng cần lưu ý với mối đe doạ từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Đó là các doanh

nghiệp hiện tại chưa hoạt động trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh nhưng có

Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là các sản phẩm khác có khả năng đáp ứng cùng một loại nhu cầu của khách hàng như các sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế có thể gây ra áp lực cho các doanh nghiệp hiện tại ở các khía cạnh:

- Buộc doanh nghiệp có sựđiều chỉnh về mặt giá cả.

- Doanh nghiệp luôn phải cải tiến tính năng, công dụng, mẫu mã hay đổi mới sản phẩm đểduy trì và tăng khảnăng cạnh tranh.

- Doanh nghiệp phải phân tích, theo dõi thường xuyên sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ vốn liên quan trực tiếp đến sản phẩm cộng với sự thay đổi của nhu cầu thịtrường, xu thế tiêu dùng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)