6. Kết cấu của luận văn
1.2.3 Chiến lược cung ứng giá trị cho thị trường mục tiêu
Cung ứng giá trị cho thịtrường mục tiêu là chiến lược xây dựng 4 yếu tố chính
tiêu. Xây dựng chiến lược cung ứng giá trị là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều công việc liên quan.
Sản phẩm được doanh nghiệp sản xuất ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, là lý do chính để khách hàng mua sản phẩm. Vì vậy xây dựng chiến lược về sản phẩm sẽ trả lời câu hỏi: Khách hàng mua gì? Sản phẩm sẽ thỏa mãn được nhu câu nào của khách hàng? Để xây dựng chiến lược về sản phẩm doanh nghiệp phải tổng hợp các quyết định về triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm với điều kiện thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng cũng như đảm bảo các mục tiêu Marketing của doanh nghiệp.Nội dung xây dựng chiến lược về sản phẩm bao gồm các quyết định liên quan đến: nhãn hiệu, thiết kế bao bì, dịch vụ hỗ trợ, phát triển sản phẩm mới, chủng loại và danh mục sản phẩm. Tuy nhiên yếu tố sản phẩm không phải là lý do chính khách hàng chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp hay của doanh nghiệp đối thủ. Nó là cơ sở để khách hàng lựa chọn loại sản phẩm.
Giá cả sản phẩm có vai trò quan trọng, nó quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời quyết định mức giá trị mà khách hàng nhận được, đồng thời quyết
định hình ảnh và định vị sản phẩm. Yếu tố giá cả sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra mức giá cạnh tranh nhất để tối đa hóa lợi nhuận và giữ chân khách hàng. Bằng việc vận dụng marketing-mix, doanh nghiệp xây dựng chiến lược về giá như sau: Đầu tiên cần phân tích chi phí của doanh nghiệp, phân tích tiềm năng thị trường, Xác định mức giá cạnh tranh và vùng giá lý tưởng , Xây dựng chiến lược giá theo cơ cấu sản phẩm, Báo giá và các chiến lược về giá liên quan. Báo giá là bước cuối cùng sau khi doanh nghiệp đã lựa chọn được mức cơ cấu giá để bán cho sản phẩm của doanh nghiệp kèm theo những vấn đề ràng buộc liên quan giữa người tiêu dùng và đại lý hay quyền lợi giữa người mua và người bán. Từ đó xác định kênh phân phối hiệu quả dựa trên báo giá.
Các phương pháp xây dựng chiến lược về giá thường gặp là: chiến lược định giá cao cho sản phẩm, chiến lược giá thấp, chiến lược giá hớt váng, chiến lược định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng, chiến lược định giá theo gói sản phẩm.
Phân phối là cách thức dịch chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy phân phối sẽ là cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phân phối là chiến lược xây dựng hệ
thống các hoạt động nhằm chuyển một sản phẩm/dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay
người tiêu dùng vào thời điểm và địa điểm nhất định với cách thức đúng như các trung gian hay người tiêu dùng mong muốn. Xây dựng được chiến lược về phân phối giúp cho doanh nghiệp tối đa được lợi nhuận, cũng như xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Tùy theo điều kiện của doanh nghiệp có thể lựa chọn gồm có phân phối đại trà, phân phối độc quyền, phân phối chọn lọc.
Truyền thông là hoạt động cung cấp thông tin cho khách hàng và những giải pháp về những mối quan hệ nội bộcũng như quan hệ thị trường.Chiến lược truyền thông là bước căn bản nhằm đạt được mục tiêu là tăng doanh số bán hàng và có một lợi thế cạnh tranh bền vững. Xây dựng chiến lược truyền thông giúp cho doanh nghiệp nâng cao định vị trong tâm trí khách hàng, cũng như nâng cao nhận thức của
khách hàng đầy đủhơn về sản phẩm hay về doanh nghiệp. Chiến lược này bao gồm tất cả các hoạt động cơ bản, ngắn hạn và dài hạn trong lĩnh vực marketing nhằm giải quyết các phân tích về một tình huống chiến lược mở đầu của công ty; lập công thức tính toán, đánh giá và lựa chọn các chiến lược tiếp thị phù hợp đến thị trường, tất cảđều nhằm một mục đích chung là tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Việc xây dựng chiến lược cung ứng giá trị, ngoài 4 yếu tố được nhắc tới bên trên còn ảnh hưởng bởi một số yếu tốkhác như: Chất lượng dịch vụ bán hàng, yếu tố con người, quy trình cung ứng dịch vụ.