Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên (Trang 89 - 94)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Qua khảo sát điều tra ý kiến của 110 CBQL, GV và phụ huynh, trên cơ sở đó nhằm đánh giá khách quan về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

TT Biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết Rất cần thiết (3đ) Cần thiết (2 đ) Ít cần thiết (1đ) Điểm TB Thứ bậc 1

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác KTNB trƣờng Mầm non cho Hiệu trƣởng và cán bộ tham gia hoạt động KTNB trƣờng Mầm non

95 15 0 2,86 2

2

Xây dựng kế hoạch công tác KTNB trƣờng học đảm bảo tính toàn diện, bám sát thực tế và yêu cầu phát triển của ngành GD và ĐT thị xã Sông Cầu

3 Xây dựng hệ thống văn bản về công tác

KTNB trƣờng Mầm non 95 13 2 2,84 3

4

Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác KTNB trƣờng Mầm non và về quản lý công tác KTNB trƣờng Mầm non cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nhiệm vụ KTNB trƣờng học

89 21 0 2,8 4

5 Phối hợp các lực lƣợng tham gia quản lý

công tác KTNB trƣờng Mầm non 80 30 0 2,72 5

Điểm TB nhóm 2,83

Dựa trên số liệu thu đƣợc, có thể thấy ý kiến đánh giá về tính cần thiết của 5 biện pháp đề xuất có mức độ cần thiết khá cao. Trong đó, biện pháp Xây dựng kế hoạch công tác KTNB trường học đảm bảo tính toàn diện, bám sát thực tế và yêu cầu phát triển của ngành GD và ĐT thị xã Sông Cầu đƣợc đánh giá cao nhất về mức độ cần thiết với điểm TB 2,94. Biện pháp xếp thứ 2 về mức độ cần thiết là

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác KTNB trường Mầm non cho Hiệu trưởng và cán bộ tham gia hoạt động KTNB trường Mầm non, điểm TB là 2,86. Biện pháp tiếp theo cũng đƣợc đánh giá cao về tính cần thiết, đó là Xây dựng hệ thống văn bản về công tác KTNB trường Mầm non với điểm TB không quá chênh lệch là 2,84. Tiếp theo là Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác KTNB trường Mầm non về quản lý công tác KTNB trường Mầm non cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nhiệm vụ KTNB trường học xếp vị thứ 4 với điểm TB là 2,8 và biện pháp Phối hợp các lực lượng tham gia công tác KTNB trường Mầm non điểm TB là 2,72 ở vị trí thứ 5.

Từ kết quả khảo sát cho thấy sự cần thiết của các biện pháp đƣợc đánh giá với mức điểm TB nhóm khá cao là 2,83, sự chênh lệch về điểm TB giữa các biện pháp là không lớn, trong khoảng 2,72 ≤ ≤2,94. Điều này chứng tỏ các biện pháp đƣợc đề xuất đều phù hợp với thực tế quản lý công tác KTNB các trƣờng Mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Qua khảo sát điều tra ý kiến của 110 CBQL, GV và phụ huynh bằng phiếu hỏi, trên cơ sở đó nhằm đánh giá khách quan về mức độ khả thi của các biện pháp

đề xuất, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp đề xuất Mức độ khả thi Rất khả thi (3đ) Khả Thi (2đ) Ít khả Thi (1đ) Điểm TB Thứ bậc 1

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác KTNB trƣờng Mầm non cho Hiệu trƣởng và cán bộ tham gia hoạt động KTNB trƣờng Mầm non

87 23 0 2,79 2

2

Xây dựng kế hoạch công tác KTNB trƣờng học đảm bảo tính toàn diện, bám sát thực tế và yêu cầu phát triển của ngành GD và ĐT thị xã Sông Cầu

82 13 15 2,6 5

3 Xây dựng hệ thống văn bản về công tác

KTNB trƣờng Mầm non 87 13 10 2,7 3

4

Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác KTNB trƣờng Mầm non và về quản lý công Tác KTNB trƣờng Mầm non cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nhiệm vụ KTNB trƣờng học

98 12 0 2,89 1

5 Phối hợp các lực lƣợng tham gia quản lý

công tác KTNB trƣờng Mầm non 84 14 12 2,65 4

Điểm TB nhóm 2,7

Kết quả điều tra thu đƣợc cho thấy ý kiến đánh giá về các biện pháp đƣợc đề xuất có mức độ khả thi khá cao, điểm TB của các biện pháp khá tập trung, độ phân tán ít, điểm TB nhóm đạt 2,7. Biện pháp đƣợc đánh giá có mức độ khả thi cao nhất là việc Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác KTNB trường Mầm non và về quản lý công tác KTNB trường Mầm non cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nhiệm vụ KTNB trường học với điểm TB là 2,89. Biện pháp tiếp theo đƣợc đánh giá ở vị trí thứ 2 về mức độ khả thi là biện pháp Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác KTNB trường Mầm non cho Hiệu trưởng và cán bộ tham gia công tác KTNB trường Mầm non với điểm TB 2,79. Ở vị trí thứ 3 về mức độ khả thi với điểm TB đạt đƣợc 2,69 là biện pháp Xây dựng hệ thống văn bản về công tác KTNB trường Mầm non. Biện pháp Phối hợp các lực lượng tham gia quản

lý công tác KTNB các trường Mầm non với điểm TB 2,65 ở vị trí thứ 4. Ở vị trí thứ 5 với điểm TB chênh lệch không đáng kể 2,6 Xây dựng kế hoạch công tác KTNB trường học đảm bảo tính toàn diện, bám sát thực tế và yêu cầu phát triển của ngành GD và ĐT thị xã Sông Cầu

Dựa trên kết quả thu đƣợc cho thấy thách thức đặt ra không nhỏ cho các nhà quản lý giáo dục thị xã Sông Cầu là việc cải tiến việc tuyển chọn và sử dụng đội ngũ thanh tra, kiểm tra theo chuẩn một cách hợp lý trong bối cảnh đổi mới hiện nay. Tuy vậy, có thể thấy, các ý kiến vẫn đánh giá các biện pháp khả thi với mức điểm chênh lệch giữa các biện pháp là không lớn, trong khoảng 2,6 ≤2,89.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Quản lý công tác KTNB trƣờng học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc nói chung, công tác quản lý điều hành trong các nhà trƣờng Mầm non nói riêng. Làm tốt công tác KTNB trƣờng mầm non sẽ góp phần tích cực vào việc phát hiện và xử lý kịp thời những sự việc nảy sinh từ cơ sở, từ đó duy trì kỷ cƣơng nghiêm, chất lƣợng thực, xây dựng môi trƣờng văn hóa nhà trƣờng lành mạnh, bền vững.

Trên cơ sở hệ thống lý thuyết KTNBTH, thực trạng KTNBTH và quản lý KTNBTH ở các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Đề tài luận văn đã đề xuất đƣợc 5 biện pháp quản lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KTNB các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

Các biện pháp đƣợc đề xuất: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác KTNB trƣờng mầm non cho Hiệu trƣởng và cán bộ tham gia công tác KTNB trƣờng mầm non; Xây dựng kế hoạch công tác KTNB trƣờng học đảm bảo tính toàn diện bám sát thực tế và yêu cầu phát triển của ngành GD&ĐT thị xã Sông Cầu; Xây dựng hệ thống văn bản về công tác KTNB trƣờng mầm non; Đổi mới phƣơng thức chỉ đạo, tăng cƣờng điều kiện vật chất, thiết bị cho công tác quản lý KTNB trƣờng mầm non; Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác KTNB trƣờng mầm non và về quản lý công tác KTNB trƣờng mầm non cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nhiệm vụ KTNB trƣờng học; Phối hợp các lực lƣợng tham gia công tác KTNB trƣờng mầm non.

Các biện pháp đƣợc đề xuất đều đƣợc xây dựng trên các cơ sở thực hiện tuân thủ các nguyên tắc nhƣ: Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển; Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Các biện pháp đƣợc đề xuất đều đƣợc khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi, và nhận đƣợc những đóng góp tích cực của CBQL, GV các trƣờng mầm non. Đây sẽ là cơ sở quan trọng và có độ tin cậy để vận dụng các biện pháp này vào thực tiễn quản lý công tác KTNB các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu nhằm mang lại hiệu quả của công tác KTNB trƣờng học hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)