8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm
3.4.1.1. Về mục đích khảo nghiệm
Các biện pháp đề xuất tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích thông qua các ý kiến đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi trong thực tiễn; trên cơ sở đó có thể đề ra những biện pháp cụ thể để quản lý công tác KTNB các trƣờng Mầm non, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đi vào thực tiễn, có chiều sâu và hiệu quả hơn.
3.4.1.2. Về nội dung khảo nghiệm
Các biện pháp đã đề xuất và đƣợc trình bày chi tiết trong luận văn; nội dung cụ thể bao gồm 5 biện pháp đã nêu; chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá về hai nội dung: Tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp đƣợc đề xuất.
3.4.1.3. Về đối tượng khảo nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm ý kiến thông qua khảo sát và phỏng vấn đối với các chuyên viên Phòng GD và ĐT, CBQL và GV ở các trƣờng Mầm non tỉnh Phú Yên với tổng số ngƣời đƣợc trƣng cầu ý kiến là 110.
3.4.1.4. Các bước tiến hành cụ thể
- Xây dựng mẫu phiếu khảo sát. - Lấy ý kiến chuyên gia.
- Triển khai tiến hành khảo sát đối với GV và CBQL, chuyên viên. - Thu thập phiếu.
- Xác định số liệu, phân tích và nhận xét. - Tổng kết chung
3.4.1.5. Cách đánh giá mẫu phiếu
Việc điều tra sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp theo 3 mức độ và thang đo điểm nhƣ sau:
+ Rất cần thiết/Rất khả thi: 3 điểm. + Cần thiết/Khả thi: 2 điểm.
+ ít cần thiết/ít khả thi: 1 điểm
Xử lý định lƣợng ý kiến đánh giá đối với CBQL và GV.
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
Qua khảo sát điều tra ý kiến của 110 CBQL, GV và phụ huynh, trên cơ sở đó nhằm đánh giá khách quan về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
TT Biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết Rất cần thiết (3đ) Cần thiết (2 đ) Ít cần thiết (1đ) Điểm TB Thứ bậc 1
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác KTNB trƣờng Mầm non cho Hiệu trƣởng và cán bộ tham gia hoạt động KTNB trƣờng Mầm non
95 15 0 2,86 2
2
Xây dựng kế hoạch công tác KTNB trƣờng học đảm bảo tính toàn diện, bám sát thực tế và yêu cầu phát triển của ngành GD và ĐT thị xã Sông Cầu
3 Xây dựng hệ thống văn bản về công tác
KTNB trƣờng Mầm non 95 13 2 2,84 3
4
Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác KTNB trƣờng Mầm non và về quản lý công tác KTNB trƣờng Mầm non cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nhiệm vụ KTNB trƣờng học
89 21 0 2,8 4
5 Phối hợp các lực lƣợng tham gia quản lý
công tác KTNB trƣờng Mầm non 80 30 0 2,72 5
Điểm TB nhóm 2,83
Dựa trên số liệu thu đƣợc, có thể thấy ý kiến đánh giá về tính cần thiết của 5 biện pháp đề xuất có mức độ cần thiết khá cao. Trong đó, biện pháp Xây dựng kế hoạch công tác KTNB trường học đảm bảo tính toàn diện, bám sát thực tế và yêu cầu phát triển của ngành GD và ĐT thị xã Sông Cầu đƣợc đánh giá cao nhất về mức độ cần thiết với điểm TB 2,94. Biện pháp xếp thứ 2 về mức độ cần thiết là
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác KTNB trường Mầm non cho Hiệu trưởng và cán bộ tham gia hoạt động KTNB trường Mầm non, điểm TB là 2,86. Biện pháp tiếp theo cũng đƣợc đánh giá cao về tính cần thiết, đó là Xây dựng hệ thống văn bản về công tác KTNB trường Mầm non với điểm TB không quá chênh lệch là 2,84. Tiếp theo là Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác KTNB trường Mầm non về quản lý công tác KTNB trường Mầm non cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nhiệm vụ KTNB trường học xếp vị thứ 4 với điểm TB là 2,8 và biện pháp Phối hợp các lực lượng tham gia công tác KTNB trường Mầm non điểm TB là 2,72 ở vị trí thứ 5.
Từ kết quả khảo sát cho thấy sự cần thiết của các biện pháp đƣợc đánh giá với mức điểm TB nhóm khá cao là 2,83, sự chênh lệch về điểm TB giữa các biện pháp là không lớn, trong khoảng 2,72 ≤ ≤2,94. Điều này chứng tỏ các biện pháp đƣợc đề xuất đều phù hợp với thực tế quản lý công tác KTNB các trƣờng Mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Qua khảo sát điều tra ý kiến của 110 CBQL, GV và phụ huynh bằng phiếu hỏi, trên cơ sở đó nhằm đánh giá khách quan về mức độ khả thi của các biện pháp
đề xuất, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
TT Biện pháp đề xuất Mức độ khả thi Rất khả thi (3đ) Khả Thi (2đ) Ít khả Thi (1đ) Điểm TB Thứ bậc 1
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác KTNB trƣờng Mầm non cho Hiệu trƣởng và cán bộ tham gia hoạt động KTNB trƣờng Mầm non
87 23 0 2,79 2
2
Xây dựng kế hoạch công tác KTNB trƣờng học đảm bảo tính toàn diện, bám sát thực tế và yêu cầu phát triển của ngành GD và ĐT thị xã Sông Cầu
82 13 15 2,6 5
3 Xây dựng hệ thống văn bản về công tác
KTNB trƣờng Mầm non 87 13 10 2,7 3
4
Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác KTNB trƣờng Mầm non và về quản lý công Tác KTNB trƣờng Mầm non cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nhiệm vụ KTNB trƣờng học
98 12 0 2,89 1
5 Phối hợp các lực lƣợng tham gia quản lý
công tác KTNB trƣờng Mầm non 84 14 12 2,65 4
Điểm TB nhóm 2,7
Kết quả điều tra thu đƣợc cho thấy ý kiến đánh giá về các biện pháp đƣợc đề xuất có mức độ khả thi khá cao, điểm TB của các biện pháp khá tập trung, độ phân tán ít, điểm TB nhóm đạt 2,7. Biện pháp đƣợc đánh giá có mức độ khả thi cao nhất là việc Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác KTNB trường Mầm non và về quản lý công tác KTNB trường Mầm non cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nhiệm vụ KTNB trường học với điểm TB là 2,89. Biện pháp tiếp theo đƣợc đánh giá ở vị trí thứ 2 về mức độ khả thi là biện pháp Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác KTNB trường Mầm non cho Hiệu trưởng và cán bộ tham gia công tác KTNB trường Mầm non với điểm TB 2,79. Ở vị trí thứ 3 về mức độ khả thi với điểm TB đạt đƣợc 2,69 là biện pháp Xây dựng hệ thống văn bản về công tác KTNB trường Mầm non. Biện pháp Phối hợp các lực lượng tham gia quản
lý công tác KTNB các trường Mầm non với điểm TB 2,65 ở vị trí thứ 4. Ở vị trí thứ 5 với điểm TB chênh lệch không đáng kể 2,6 Xây dựng kế hoạch công tác KTNB trường học đảm bảo tính toàn diện, bám sát thực tế và yêu cầu phát triển của ngành GD và ĐT thị xã Sông Cầu
Dựa trên kết quả thu đƣợc cho thấy thách thức đặt ra không nhỏ cho các nhà quản lý giáo dục thị xã Sông Cầu là việc cải tiến việc tuyển chọn và sử dụng đội ngũ thanh tra, kiểm tra theo chuẩn một cách hợp lý trong bối cảnh đổi mới hiện nay. Tuy vậy, có thể thấy, các ý kiến vẫn đánh giá các biện pháp khả thi với mức điểm chênh lệch giữa các biện pháp là không lớn, trong khoảng 2,6 ≤2,89.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Quản lý công tác KTNB trƣờng học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc nói chung, công tác quản lý điều hành trong các nhà trƣờng Mầm non nói riêng. Làm tốt công tác KTNB trƣờng mầm non sẽ góp phần tích cực vào việc phát hiện và xử lý kịp thời những sự việc nảy sinh từ cơ sở, từ đó duy trì kỷ cƣơng nghiêm, chất lƣợng thực, xây dựng môi trƣờng văn hóa nhà trƣờng lành mạnh, bền vững.
Trên cơ sở hệ thống lý thuyết KTNBTH, thực trạng KTNBTH và quản lý KTNBTH ở các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Đề tài luận văn đã đề xuất đƣợc 5 biện pháp quản lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KTNB các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Các biện pháp đƣợc đề xuất: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác KTNB trƣờng mầm non cho Hiệu trƣởng và cán bộ tham gia công tác KTNB trƣờng mầm non; Xây dựng kế hoạch công tác KTNB trƣờng học đảm bảo tính toàn diện bám sát thực tế và yêu cầu phát triển của ngành GD&ĐT thị xã Sông Cầu; Xây dựng hệ thống văn bản về công tác KTNB trƣờng mầm non; Đổi mới phƣơng thức chỉ đạo, tăng cƣờng điều kiện vật chất, thiết bị cho công tác quản lý KTNB trƣờng mầm non; Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác KTNB trƣờng mầm non và về quản lý công tác KTNB trƣờng mầm non cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nhiệm vụ KTNB trƣờng học; Phối hợp các lực lƣợng tham gia công tác KTNB trƣờng mầm non.
Các biện pháp đƣợc đề xuất đều đƣợc xây dựng trên các cơ sở thực hiện tuân thủ các nguyên tắc nhƣ: Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển; Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Các biện pháp đƣợc đề xuất đều đƣợc khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi, và nhận đƣợc những đóng góp tích cực của CBQL, GV các trƣờng mầm non. Đây sẽ là cơ sở quan trọng và có độ tin cậy để vận dụng các biện pháp này vào thực tiễn quản lý công tác KTNB các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu nhằm mang lại hiệu quả của công tác KTNB trƣờng học hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với vai trò và tầm quan trọng của công tác KTNB, trên cơ sở tập trung nghiên cứu và xác định các khái niệm, quan điểm, cũng nhƣ đƣa ra quá trình thực hiện chức quản lý giáo dục của Hiệu trƣởng thông qua việc tổ chức, kiểm tra, chỉ đạo, tổng kết và điều chỉnh sẽ là những cơ sở khoa học, khi kết hợp với cơ sở pháp lý về quản lý CTKTNB trƣờng học nói chung và trƣờng mầm non nói riêng sẽ là những căn cứ để Hiệu trƣởng thực hiện chức năng quản lý của mình một cách khoa học, đúng quy định của pháp luật, giúp cho việc quản lý CTKTNB trƣờng học đạt đƣợc hiệu quả, đúng với mong muốn và vai trò quan trọng của công tác này.
Quản lý CTKTNB ở các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã đạt đƣợc những hiệu quả nhất định, điều đó góp phần không nhỏ vào kết quả, thành tích chung trong phong trào giáo dục của địa phƣơng. Bên cạnh những ƣu điểm đạt đƣợc trong quản lý công tác KTNB ở các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên thì cũng đã nhận thấy một số hạn chế còn tồn tại.
Thực tế cho thấy, trƣớc yêu cầu phát triển ngày càng cao của kinh tế xã hội đối với sự nghiệp giáo dục, quản lý CTKTNB ở các mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên không ngừng tiếp tục đƣợc cải tiến để theo kịp với thực tiễn đổi mới. Đây là một trong những vấn đề cấp bách đang đặt ra hiện nay cho địa phƣơng nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo.
Đề tài luận văn đã đề xuất đƣợc 5 biện pháp quản lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KTNB các trƣờng trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Các biện pháp đƣợc đề xuất đều đƣợc khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi, và nhận đƣợc những đóng góp tích cực của CB PGD, CBQL, GV, phụ huynh của các trƣờng mầm non. Đây sẽ là cơ sở quan trọng và có độ tin cậy để vận dụng các biện pháp này vào thực tiễn quản lý CTKTNB mầm non thị xã Sông Cầu nhằm mang lại hiệu quả của công tác KTNB trƣờng học hiện nay.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với UBND tỉnh Phú Yên
cao chất lƣợng đội ngũ CBQL GD, cán bộ thanh tra, thanh tra viên kiêm nhiệm của ngàng GD.
Chỉ đạo các ngành; Nội vụ, Giáo dục, Tài chính có kế hoạch xây dựng chế độ chính sách, khuyến khích những ngƣời làm công tác thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên học tập, đào tạo bồi dƣỡng CBQL về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra trƣờng học.
Tạo sự đồng thuận trong các Sở - Ban - Ngành quan tâm ƣu tiên cho công tác thanh tra, kiểm tra GD, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thanh tra, kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
2.2. Đối với Sở GD và ĐT tỉnh Phú Yên
Chỉ đạo, nâng cao chất lƣợng và năng lực quản lý của các cấp về công tác thanh tra nói chung và quản lý CTKTNBTH nói riêng. Nghiên cứu, xây dựng và biên soạn tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ về KTNBTH để bồi dƣỡng nghiệp vụ cho CBQL, GV đƣợc thống nhất, đồng bộ từ trên xuống dƣới.
Xây dựng quy chế tuyển chọn, bồi dƣỡng và đào tạo đội ngũ CBQL kế cận cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ trình độ quản lý.
Tiếp tục đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho CTKTNBTH và quản lý công tác KTNBTH nói chung, KTNB các trƣờng mầm non nói riêng.
2.3. Đối với UBND thị xã
Chỉ đạo thống nhất giữa các ban tổ chức Thị ủy; Phòng Nội vụ - Phòng GD và ĐT - Phòng Tài chính và kế hoạch về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ CBQL giáo dục.
Tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết cho công tác thanh, kiểm tra nói chung, hoạt động KTNBTH nói riêng. Thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ khuyến khích công tác bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
2.4. Đối với Phòng GD và ĐT thị xã Sông Cầu
Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền để các ban ngành, đoàn thể, các nhà trƣờng nhận thức đúng đắn về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động KTNBTH. Tổ chức nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên và có các văn hƣớng dẫn tăng cƣờng chỉ đạo Hiệu trƣởng tiến hành KTNB.
GD thực hiện nghiêm túc công tác KTNBTH.
Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn nhằm hoàn thiện các biện pháp quản CT KTNB để nâng cao hiệu quả quản lý GD mầm non trên địa bàn thị xã Sông Cầu.
Tích cực tham mƣu với Sở GD và ĐT, UBND thị xã về chế độ, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL và thanh tra viên kiêm nhiệm nâng cao năng lực, phẩm chất, chuyên môn, nghiệp vụ, chất lƣợng, hiệu quả công tác.
2.5. Đối với các trường mầm non
Phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, chức năng của KTNBTH, xác định rõ thực trạng, đánh giá đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lƣợng và hiệu quả công việc.
Tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn về công tác KTNBTH cho cán bộ GV tham gia lực lƣợng quản lý hoạt động KTNBTH.
Xây dựng kế hoạch KTNBTH, xây dựng chuẩn đánh giá trên cơ sở cụ thể hóa các văn bản hƣớng dẫn của cấp trên, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực