Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trƣờng Mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên (Trang 35)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.4 Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trƣờng Mầm non

1.4.1 Chức năng của hiệu trưởng trong công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non

1.4.1.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ

Kế hoạch kiểm tra của trƣờng là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học, đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trƣờng và có tính khả thi.

Kế hoạch kiểm tra có thể đƣợc thiết kế dƣới dạng sơ đồ, biểu bảng và đƣợc treo ở văn phòng nhà trƣờng, trong đó ghi rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phƣơng pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân đƣợc kiểm tra, thời gian đƣợc kiểm tra và lực lƣợng kiểm tra bảo đảm đƣợc tính ổn định tƣơng đối của kế hoạch.

Kế hoạch kiểm tra cần đƣợc công bố công khai ngay từ đầu năm học. Hiệu trƣởng cần xây dựng các loại kế hoạch kiểm tra sau:

Kế hoạch kiểm tra toàn năm: Kế hoạch kiểm tra trong năm đƣợc ghi nhận toàn

bộ các “đầu việc” theo trình tự thời gian từ tháng 9 năm trƣớc đến tháng 8 năm sau. Chẳng hạn, có thể trình bày kế hoạch kiểm tra toàn năm nhƣ sau:

Thời gian Đối tƣợng kiểm tra Nội dung kiểm tra Phƣơng pháp kiểm tra Lực lƣợng kiểm tra

Tháng 9 Tháng 8

Kế hoạch kiểm tra tháng: Nội dung kế hoạch kiểm tra tháng dựa vào các

đầu việc của kế hoạch kiểm tra cả năm nhƣng cần chi tiết hơn. Không chỉ ghi “đầu việc” mà có thể chỉ rõ “đích danh”, thời gian tiến hành sao cho các đối tƣợng đƣợc kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra phòng ngừa và tự kiểm tra phần việc của họ.

Chẳng hạn, có thể trình bày kế hoạch kiểm tra tháng nhƣ sau:

Tuần Đối tƣợng kiểm tra Nội dung kiểm tra Phƣơng pháp kiểm tra Hình thức kiểm tra Lực lƣợng kiểm tra

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

Kế hoạch kiểm tra trong tuần:

Nội dung kiểm tra tuần có thể đƣợc ghi chi tiết: + Ngƣời và đơn vị đƣợc kiểm tra

+ Nội dung kiểm tra chi tiết

+ Ngƣời đƣợc tham gia lực lƣợng kiểm tra + Thời gian kiểm tra, thời gian hoàn thành Có thể trình bày kế hoạch kiểm tra tuần nhƣ sau:

Thứ Nội dung kiểm tra

Đối tƣợng kiểm tra

Lực lƣợng

kiểm tra Ghi chú

Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu

1.4.1.2 Tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ

Xây dựng đƣợc lực lƣợng kiểm tra: Hiệu trƣởng quyết định thành lập Ban kiểm tra, Trƣởng Ban kiểm tra là Hiệu trƣởng hoặc Phó Hiệu trƣởng; thành viên ban kiểm tra phải là ngƣời thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc; các thành viên trong ban kiểm tra đƣợc phân công cụ thể phần việc đƣợc giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm.

Trong việc xây dựng lực lƣợng kiểm tra cần xác định cơ chế kiểm tra. Có hai loại cơ chế: Cơ chế trực tiếp và cơ chế gián tiếp.

Trong cơ chế trực tiếp; lực lƣợng kiểm tra cấp trên trực tiếp kiểm tra cá nhân, bộ phận, đơn vị cấp dƣới. Cơ chế trực tiếp đòi hỏi một lực lƣợng kiểm tra đông ngƣời làm việc trong một thời gian dài và khó tránh phiền phức cho đơn vị.

Trong cơ chế gián tiếp; cấp dƣới tự tổ chức kiểm tra cá nhân, bộ phận của mình, lực lƣợng kiểm tra cấp trên kiểm tra công tác tự kiểm tra đó bằng cách kiểm tra xác suất để thừa nhận hoặc bác bỏ kết quả tự kiểm tra của cấp dƣới. Cơ chế gián tiếp nếu thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho sự chuyển hóa từ kiểm tra bên ngoài vào tự kiểm tra bên trong.

Phân cấp trong kiểm tra: Trong nhà trƣờng, Hiệu trƣởng có thể kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra gián tiếp hay kết hợp cả hai phƣơng thức trực tiếp và gián tiếp.

Ví dụ: Kiểm tra trực tiếp tài chính: Hiệu trƣởng, kế toán, thủ quỹ; thanh tra nhân dân giám sát. Kiểm tra tài sản: Kế toán báo cáo cụ thể bằng văn bản về tất cả các khoản tài sản nhà trƣờng… so sánh với tài sản đầu năm nếu không phù hợp phải làm biên bản thanh lý (nếu không phải là tài sản cố định).

Xây dựng chuẩn kiểm tra: Muốn kiểm tra, ngƣời kiểm tra phải có chuẩn để theo đó mà so sánh, đánh giá hoạt động của con ngƣời và các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị. Ví dụ: chuẩn đánh giá trƣờng học, chuẩn đánh giá giáo viên, chuẩn đánh giá học sinh, chuẩn đánh giá tiết dạy. Chuẩn bao gồm hai yếu tố: Định lƣợng và định tính. Những cơ sở để xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ trƣờng học là: Hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp quy của nhà nƣớc, hƣớng dẫn, chế độ chính sách có liên quan (Luật giáo dục; Điều lệ trƣờng mầm non; chuẩn đánh giá tiết dạy; chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non…); kế hoạch nhà trƣờng, kế hoạch chuyên môn; đặc điểm tình hình của nhà trƣờng… để xây dựng chuẩn kiểm tra phù hợp với đơn vị của mình. Tuy nhiên việc áp dụng chuẩn trong kiểm tra còn tùy thuộc rất nhiều vào năng lực, phẩm chất của kiểm tra viên.

Xây dựng chế độ kiểm tra: Xây dựng chế độ kiểm tra là một công việc rất quan trọng trong KTNB trƣờng mầm non. Chế độ kiểm tra hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy công việc mà không nặng nề, cản trở công việc. Ở trƣờng mầm non Hiệu trƣởng quy định quy chế làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc mỗi kiểm tra viên.

1.4.1.3 Chỉ đạo thực hiện kiểm tra nội bộ

Hiệu trƣởng sẽ chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ sau: Ra các quyết định về kiểm tra (quyết định thành lập Ban kiểm tra, xác định nội dung, phƣơng pháp, hình thức kiểm tra…); hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lƣợng kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá; điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra; hƣớng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên trong trƣờng thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra.

Trên cơ sở Kế hoạch KTNB đã được xây dựng, Hiệu trưởng tổ chức họp Ban KTNB của nhà trường để triển khai kế hoạch. Giao trách nhiệm cho các thành viên cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra để thực hiện trong từng tuần của mỗi tháng, để tiến hành công tác kiểm tra theo sự phân công đúng với trình tự, thủ tục kiểm tra.

- Đối với công tác kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên cần thực hiện theo các bƣớc sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị.

Ðối tƣợng kiểm tra đƣợc thông báo trƣớc theo kế hoạch. Các thành viên trong ban kiểm tra đƣợc thông báo trƣớc, đƣợc cung cấp các loại hồ sơ (biên bản kiểm tra, phiếu dự giờ, đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá,..);

+ Bước 2: Tiến hành kiểm tra.

Kiểm tra dự giờ trên lớp; kiểm tra các loại hồ sơ giảng dạy của giáo viên và hồ sơ khác có liên quan để đánh giá việc thực hiện các quy chế chuyên môn; kiểm tra khảo sát chất lƣợng học sinh; thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc giao: chủ nhiệm lớp, kiêm nhiệm khác; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;

+ Bước 3: Kết thúc kiểm tra:

Hoàn thành hồ sơ (gồm biên bản, phiếu dự giờ, phiếu đánh giá tiết dạy…). - Đối với kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn cần thực hiện các nội dung: + Kiểm tra công tác quản lý của tổ trƣởng.

+ Kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn (Sổ kế hoạch, biên bản họp tổ, sổ theo dõi giáo viên, sổ chuyên đề, các loại báo cáo của tổ, chất lƣợng học sinh của các lớp trong tổ, đánh giá các tiết dự giờ và công tác khác).

- Đối với kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính cần thực hiện các nội dung: + Kiểm tra khuôn viên, đất đai, cảnh quan, môi trƣờng, nhà cửa, phòng làm việc, lớp học của trƣờng. Kiểm tra bàn ghế, bảng, giá sách, tủ.

+ Kiểm tra thiết bị dạy học, thiết bị dạy học bao gồm các đồ dùng dạy học, các phƣơng tiện dạy học.

+ Kiểm tra tài chính (kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính; kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách; kiểm tra việc chấp hành các thể lệ, chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính và thu nộp ngân sách);

+ Đối với kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thƣ hành chính,bao gồm: + Kiểm tra việc soạn thảo, luân chuyển, lƣu trữ công văn đi, công văn đến. + Kiểm tra việc quản lý con dấu; kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo vụ.

- Đối với kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ bán trú, bao gồm: + Kiểm tra hoạt động của bộ phận nuôi dƣỡng, chăm sóc. + Kiểm tra kết quả nuôi dƣỡng, chăm sóc học sinh.

- Tổng hợp, điều chỉnh: Sau khi đã phân tích đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động này, Hiệu trƣởng mời các thành viên trong Ban KTNB họp lại để công nhận hoặc phủ quyết các kết quả kiểm tra hoặc đề nghị phúc tra nếu thấy vấn đề cần làm sáng tỏ, đồng thời qua đó rút kinh nghiệm đối với từng thành viên một. Hiệu trƣởng tổng hợp thông tin về kết quả đánh giá của giáo viên từ báo cáo của các tổ đƣa lên kết hợp với phần kiểm tra của Hiệu trƣởng và Ban KTNB để xây dựng bản tổng hợp chung về xếp loại của giáo viên trong đơn vị mình. Căn cứ vào bảng tổng hợp này Hiệu trƣởng sẽ xây dựng kế hoạch KTNB phù hợp hơn ở năm học sau.

1.4.1.4 Đánh giá hoạt động kiểm tra nội bộ

Hiệu trƣởng có trách nhiệm kiểm tra và đánh giá toàn bộ công việc, hoạt động, mối quan hệ, kết quả của toàn bộ quá trình dạy học - giáo dục và những điều kiện phƣơng tiện của nó, không loại trừ mặt nào nhằm thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đào tạo và tạo ra kết quả đào tạo mong muốn. Song đối tƣợng chủ yếu của kiểm tra nội bộ trƣờng học là: giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài chính, kết quả dạy học và giáo dục.

Kiểm tra, đánh giá kết quả tất cả các nội dung trong trƣờng học:

* Về xây dựng đội ngũ: Số lƣợng và cơ cấu; Chất lƣợng (nguồn đào tạo, trình độ tay nghề, thâm niên); Các hoạt động phối hợp của tập thể sƣ phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của trƣờng. Nề nếp hoạt động (tổ chức, trật tự kỷ cƣơng, kế hoạch); Công tác bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng.

* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính: Việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất (đất đai, phòng học, thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, sân chơi, bãi tập, khu vực vệ sinh, khu để xe, khu bán trú …); Việc xây dựng cảnh quan trƣờng học, vệ sinh học đƣờng, môi trƣờng sƣ phạm; Công tác tài chính (chế độ kế toán, tài chính, công khai các nguồn thu chi trong ngân sách và các nguồn huy động khác).

* Về kế hoạch phát triển giáo dục: Thực hiện chỉ tiêu số lƣợng học sinh từng khối lớp và toàn trƣờng; Thực hiện phổ cập giáo dục; Thực hiện qui chế tuyển sinh; Duy trì sĩ số; Hiệu quả đào tạo.

* Về hoạt động và chất lƣợng giáo dục, đào tạo:

- Hoạt động và chất lƣợng giáo dục chƣơng trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm rong trƣờng mầm non. Thực hiện nội dung, chƣơng trình, kế hoạch giáo dục; Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm;

Thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên; Việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học; Chất lƣợng giảng dạy của giáo viên;

* Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trƣởng: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch (kế hoạch năm học, học kỳ, kế hoạch tháng của nhà trƣờng và các bộ phận); Việc phân công, sử dụng, quản lý đội ngũ;

Chỉ đạo công tác hành chính, tài chính, tài sản của nhà trƣờng; Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối cán bộ, giáo viên, học sinh; việc thực hiện qui chế

dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng; Công tác tham mƣu, xã hội hóa giáo dục; Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; Quan hệ phối hợp công tác giữa nhà trƣờng

và các đoàn thể;

Hiệu trƣởng cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của ngƣời cán bộ quản lý trƣờng học.

1.4.2 Mục tiêu quản lý của công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non

Mục tiêu chung của quản lý công tác KTNB trƣờng mầm non: Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch KTNB trƣờng mầm non, nhằm phát hiện, phòng ngừa và xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực giáo dục.

Mục tiêu cụ thể: Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch quản lý công tác KTNB trƣờng mầm non; tổ chức thực hiện thực hiện kế hoạch quản lý công tác KTNB trƣờng mầm non trong phạm vi quản lý; công tác KTNB trƣờng mầm non phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, nội dung kiểm tra phải phù hợp với từng đối tƣợng kiểm tra.

Xây dựng các hoạt động thực hiện từng mục tiêu: Để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, nhà quản lý giáo dục phải xây dựng các hoạt động cần thiết, tƣơng ứng với từng mục tiêu. Các hoạt động nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã định gồm:

+ Xây dựng quy trình tổ chức quản lý công tác KTNB trƣờng mầm non;

+ Tổ chức các khóa bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý công tác KTNB trƣờng mầm non;

+ Đổi mới phƣơng pháp quản lý công tác KTNB trƣờng mầm non;

+ Tổng kết, phổ biến kinh nghiệm quản lý công tác KTNB trƣờng mầm non; + Kiểm tra đánh giá công tác KTNB trƣờng mầm non.

+ Xác định cơ chế điều kiện để thực hiện các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Do vậy nhà quản lý phải phân bổ các nguồn lực về: Nhân sự, cơ chế, điều kiện để thực hiện; tăng cƣờng các điều kiện vật chất cho công tác quản lý hoạt động KTNB trƣờng mầm non; cụ thể hơn phải xác định đƣợc hoạt động nào cần điều kiện thực hiện gì về cơ chế, về điều kiện tài chính, vật chất, về số lƣợng nhân sự là bao nhiêu…

+ Xác định thời gian thực hiện cho từng hoạt động: Thời gian bắt đầu và kết thúc một hoạt động cụ thể.

+ Xác định rõ kết quả đầu ra cần đạt đƣợc: công tác KTNB chỉ thực sự đạt hiệu quả khi Hiệu trƣởng, đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về công tác KTNB trƣờng mầm non, đẩy mạnh thực hiện chủ trƣơng tự kiểm tra. Các hoạt động KTNB trƣờng mầm non phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và phải đƣợc thực hiện một cách tổng thể, kết hợp với kiểm tra theo chuyên đề và có nội dung phù hợp với từng đối tƣợng kiểm tra và trọng tâm là nâng cao chất lƣợng dạy và học. Đội ngũ tham gia thực hiện KTNB trƣờng học ngày càng nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp. Công tác KTNB thúc đẩy Hiệu trƣởng các trƣờng sử dụng các dữ liệu thông tin trong cải thiện các hoạt động dạy và học trong trƣờng mầm non, đồng thời điều chỉnh các quyết định quản lý dựa trên kết quả khách quan, khoa học của công tác KTNB trƣờng mầm non.

1.4.3. Quản lý các nội dung, phương pháp, hình thức và quy trình của công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non

1.4.3.1 Quản lý các nội dung của công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non

Các nội dung kiểm tra phải đƣợc nhận diện, có tiêu chuẩn đo lƣờng, đƣợc đối chiếu với các quy định hiện hành, đƣợc đánh giá một cách thƣờng xuyên, liên tục nhằm phát hiện kịp thời, ngăn ngừa các sai lệch.

- QL các nội dung KTNB cần QL các nhiệm vụ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)