8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp
Các nhóm biện pháp và biện pháp quản lý HĐDH môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ, ràng buộc lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Các biện pháp dù ít hay nhiều đều tác động đến GV, HS và môi trƣờng dạy học. Ví dụ, nếu chỉ tập trung vào PPDH của GV mà không chú ý tới HS thì không phát huy tác dụng của phƣơng pháp. GV và HS đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhƣng có sự hỗ trợ của các điều kiện dạy học thì kết quả sẽ tốt hơn.
Biện pháp ”Nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ GV Tin học” và “Xây dựng động cơ và nền nếp học tập môn Tin học của HS” đóng vai trò then chốt tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp còn lại đạt kết quả cao. Ngƣời GV có trình độ, năng lực và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp của mình thì họ sẽ làm rất tốt nhiệm vụ dạy học của mình. Đồng thời với đó là nếu xây dựng đƣợc động cơ học Tin học cho HS thì các em sẽ luôn nỗ lực, chủ động và sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Việc sử dụng, phối hợp tất cả các biện pháp một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ phát huy đƣợc điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của các nhà trƣờng sẽ nâng cao chất lƣợng môn Tin học.
Vì vậy, các biện pháp chỉ có thể đem lại hiệu quả cao khi đƣợc tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất, có sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của từng cán bộ, GV trong quản lý, giảng dạy cũng nhƣ ý thức, thái độ học tập đúng đắn, tích cực của mỗi HS trong tập thể sƣ phạm nhà trƣờng.