Quản lý hoạt động học tập môn Tin học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 45 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.4. Quản lý hoạt động học tập môn Tin học của học sinh

1.5.4.1. Giáo dục cho học sinh ý thức, động cơ và mục đích học tập môn Tin học

Chƣơng trình môn Tin học ở cấp THCS giúp học sinh HS tiếp tục PTNL tin học đã hình thành ở cấp tiểu học và hoàn thiện năng lực đó ở mức cơ bản, cụ thể là:

– Giúp HS phát triển tƣ duy và khả năng giải quyết vấn đề; biết chọn dữ liệu và thông tin phù hợp, hữu ích; biết chia một vấn đề lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn, bƣớc đầu có tƣ duy mô hình hoá một bài toán qua việc hiểu và sử dụng khái niệm thuật toán và lập trình trực quan; biết sử dụng mẫu trong quá trình thiết kế và tạo ra các sản phẩm số; biết đánh giá kết quả sản phẩm số cũng nhƣ biết điều chỉnh, sửa lỗi các sản phẩm đó.

– Giúp HS có khả năng sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị và phần mềm; biết tổ chức lƣu trữ, khai thác nguồn tài nguyên đa phƣơng tiện; tạo ra và chia sẻ sản phẩm số đơn giản phục vụ học tập, cuộc sống; có ý thức và khả năng ứng dụng truyền thông phục vụ cá nhân và cộng đồng.

– Giúp HS quen thuộc với dịch vụ số và phần mềm thông dụng để phục vụ cuộc sống, học và tự học, giao tiếp và hợp tác trong cộng đồng; có hiểu biết cơ bản về pháp luật, đạo đức và văn hoá liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và giao tiếp trên mạng; bƣớc đầu nhận biết đƣợc một số ngành nghề chính thuộc lĩnh vực tin học.

Tuy nhiên bộ môn Tin học có sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, nếu GV chú trọng dạy lý thuyết mà không cho HS thực hành nhiều thì dẫn tới HS sẽ rất nhàm chán, không thích học. Ngƣợc lại, nếu GV chỉ chú trọng dạy thực hành nhiều mà lý thuyết cung cấp không đủ thì HS sẽ rất khó để hoàn thành các bài tập, dẫn đến chất lƣợng bộ môn không đảm bảo. Do đó GV phải có kế hoạch cụ thể để cân đối hài hòa giữa dạy lý thuyết và thực hành để tạo động lực và động cơ học tập cho HS.

Theo tâm lý học, khi các cá nhân có động cơ thì họ làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn. Để xây dựng đƣợc động cơ trong học tập môn Tin học của HS, ngƣời

GV có vai trò rất quan trọng. Bỡi vậy, nhà quản lý cần phải làm cho GV thấu hiểu cách xây dựng động cơ từ việc đơn giản nhất nhƣ: xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý từ dễ đến khó, lấy ví dụ minh họa phù hợp với từng đối tƣợng HS, học nội dung nào thì thể hiện có ứng dụng thực tế để HS thấy, ra bài tập và hƣớng dẫn về nhà; Thông qua các câu chuyện, tấm gƣơng, nhân tài Tin học; Thông qua việc kiểm tra bài tập trên lớp, bài tập ở nhà, kiến thức bài mới trƣớc khi học (việc này rất hiệu quả đối với HS trung bình, yếu, kém),...

Để xây dựng động cơ học Tin học cho HS cần phải:

- Thƣờng xuyên tổ chức cho HS nghe báo cáo và thảo luận về động cơ học tập môn Tin học, xây dựng nội quy học tập, phát động phong trào thi đua học tập, tổ chức thi học sinh giỏi Tin học các cấp, thành lập câu lạc bộ Tin học, tổ chức ngoại khóa về môn Tin học, kiểm tra việc thực hiện bài tập thực hành Tin học của HS.

Tóm lại, động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt mà được hình thành dần dần trong quá trình học sinh đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập. Từ nhu cầu với các đối tượng học tập, từ những yếu tố bên ngoài mà hình thành nên động cơ thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên có thể tạo động cơ học tập cho người học thông qua nội dung bài giảng, sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học… nhằm kích thích tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh để việc học trở thành nhu cầu không thể thiếu được của người học.

1.5.4.2. Hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung và phương pháp học tập, rèn luyện các kỹ năng – kỹ xảo trong học tập môn Tin học

Tự học ở nhà là quá trình tiếp nối kiến thức đã đƣợc tiếp thu trên lớp, GV hƣớng dẫn HS tự học và thƣờng xuyên kiểm tra kết quả tự học. Tự học giúp học sinh củng cố, ôn tập, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và năng lực làm việc độc lập. Lãnh đạo nhà trƣờng cần xây dựng mối liên lạc giữa nhà trƣờng với phụ huynh để làm tốt quản lý việc tự học ở nhà của HS.

CBQL thực hiện việc quản lý hoạt động tự học của HS bằng cách đề ra các quy định thống nhất để làm căn cứ xây dựng nền nếp, tác phong học tập tốt cho HS.

Thông qua GVCN, GVBM hƣớng dẫn cho HS xây dựng kế hoạch tự học, phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu, vận dụng các kỹ năng phù hợp trong việc học tập của mình.

Việc học tập của HS không chỉ tiến hành ở trƣờng, mà còn chịu sự tác động của gia đình và xã hội. Vì vậy, CBQL phải có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng để tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động tự học của HS.

Quản lý việc tự học môn Tin học của HS là việc quản lý các nhiệm vụ học tập đó là nhận biết, thông hiểu, vận dụng đƣợc lý thuyết để làm bài tập và hoàn thiện các bài thực hành hay giải quyết các tình huống thực tế và rèn luyện nhân cách bản thân. Phƣơng pháp học tập ảnh hƣởng rất lớn tới kết quả, nên phƣơng pháp phù hợp sẽ làm giảm quá trình kiến tạo kiến thức của HS.

Đối với môn Tin học cần phải làm cho HS:

- Nắm vững lý thuyết, thuật toán, công thức.

- Rèn kỹ năng làm bài tập và thực hành trên máy tính. - Làm các bài tập mang tính ứng dụng thực tế.

- Học cách vận dụng óc liên tƣởng, phát huy trí tƣởng tƣợng.

Biện pháp quản lý năng lực tự học cho HS:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, nội dung tự học của HS. - Xây dựng các điều kiện cho hoạt động tự học HS.

- Kiểm tra hoạt động tự học của HS.

- Yêu cầu GV bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học cho HS trong các giờ dạy trên lớp.

1.5.4.3. Tổ chức các hoạt động học tập trên lớp cho HS

Trong dạy học mối quan hệ giữa thầy và trò là môi trƣờng để HS lĩnh hội kiến thức, đặc biệt trong các tiết dạy học trên lớp với đặc thù môn Tin học có lƣợng kiến thức tƣơng đối nhiều. Xây dựng đƣợc quan hệ thầy-trò tích cực, học sinh sẽ hứng thú, tự giác tham gia vào các hoạt động lĩnh hội kiến thức. Ngƣợc lại sẽ là một tiết học nặng nề, học sinh thụ động, kiến thức sẽ mang tính áp đặt. Do vậy, phải tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở trong các hoạt động học tập.

Theo tài liệu bồi dƣỡng giáo viên dạy chƣơng trình và sách giáo khoa thí điểm môn Tin học, “dạy học trên lớp là khâu quyết định chất lượng dạy học. Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo giáo viên Tin học nắm vững tình hình chuyên cần và năng lực học tập của học sinh, quản lý giờ dạy, xử lý tình huống sư phạm trên lớp; phân

Đối với môn Tin học có tiết thực hành, là môn học có yêu cầu thực tế cao, do đó lãnh đạo nhà trƣờng thƣờng xuyên chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên tập trung thực hiện tốt nội dung và hoạt động thực hành; khuyến khích, động viên HS tích cực sử dụng, khai thác các phƣơng tiện CNTT hiện có nhằm giải quyết hiệu quả những vấn đề có liên quan đến học tập và thực tế trong cuộc sống.

1.5.4.4. Xây dựng nền nếp học tập

Nền nếp, kỷ cƣơng học tập của HS là điều kiện quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ dạy học Tin học. Để hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao thì lãnh đạo nhà trƣờng cẩn phải xây dựng nội quy học tập, phổ biến đến từng lớp, từng học sinh, đặc biệt là nội quy trong giờ thực hành, xây dựng cơ chế quản lý trong nhà trƣờng để theo dõi tình hình thực hiện kỷ luật và tuân thủ nội quy của HS.

Nề nếp, thái độ học tập của HS sẽ quyết định nhiều đến hiệu quả học tập, vì vậy ngƣời quản lý và GV cần xây dựng đƣợc những nề nếp học tập sau đây:

+ Phải xây dựng cho học sinh có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chuyên cần, có nề nếp học bài và làm bài đầy đủ. GV phải là ngƣời giúp các hƣớng tới những ƣớc mơ, hoài bão, sống có lý tƣởng, từ đó các em sẽ xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúng mực.

+ Giúp HS có những thói quen, nề nếp trong những hoạt động ở nhà trƣờng cũng nhƣ những nơi sinh hoạt văn hóa…

+ Có ý thức sử dụng, bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập.

+ Có ý thức tự phấn đấu rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức, tự hoàn thiện mình.

+ Xây dựng đƣợc nền nếp về khen thƣởng, kỷ luật, chấp hành kỷ cƣơng, nề nếp, nội quy học tập cho HS.

1.5.4.5. Phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi

Có kế hoạch bồi dƣỡng học sinh khá, giỏi môn Tin học để xây dựng đội tuyển học sinh giỏi của trƣờng. CBQL cùng GV cần phát hiện và có biện pháp khuyến khích sự say mê, sáng tạo cũng nhƣ ủng hộ những HS có năng khiếu Tin học bằng các hình thức hỗ trợ thích hợp.

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, các cơ sở giáo dục về công tác bồi dƣỡng HS giỏi, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ năm học. Khuyến khích, động viên các thầy giáo, cô giáo có chuyên môn giỏi, yêu nghề, tâm huyến

với công tác bồi dƣỡng HS giỏi tiếp tục cống hiến công sức, trí tuệ của mình cho công tác đào tạo HS nói chung và bồi dƣỡng HS giỏi nói riêng.

Chủ động phối hợp với Hội Khuyến học của huyện, của tỉnh và các tổ chức xã hội, phát huy mọi tiềm năng, tạo sự hƣởng ứng và đồng thuận của xã hội, gia đình cùng ngành GD&ĐT Tuy Phƣớc chăm lo công tác đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.

1.5.4.6. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn Tin học cho HS

Quản lý việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ Tin học, đố vui để học, hội thi Tin học trẻ các cấp, sáng tạo thanh thiếu niên về Tin học, thi khoa học kỷ thuật các cấp về lĩnh vực liên quan đến Tin học nhƣ hệ thống nhúng, phần mềm hệ thống,... Biểu dƣơng, khen thƣởng, kỷ luật HS trong việc thực hiện nề nếp học tập môn Tin học.

1.5.4.7. Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức liên môn trong việc học tập môn Tin học

Trên cơ sở kế hoạch dạy học môn Tin học và định hƣớng của tổ chuyên môn, GV thiết kế các chủ đề tích hợp môn Tin học và trải nghiệm môn Tin học ở các trƣờng THCS dƣới các hình thức tổ chức khác nhau nhƣ Tin học trong đời sống, Tin học trong chi tiêu gia đình, Tin học trong hoạt động Tài chính – Kế toán, Tin học trong công nghệ,... Hƣớng dẫn GV tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đa dạng, phong phú với nhiều hình thức khác nhau, thu hút HS tích cực tham gia.

1.5.4.8. Phối hợp với gia đình quản lý hoạt động học tập môn Tin học ở nhà của HS

Trong các môn học ở trƣờng THCS, thì bộ môn Tin học là môn học cũng có lý thuyết, bài tập, thực hành. Do đó, muốn giải bài tập, thực hành ở nhà đƣợc tốt thì việc quản lý HS tự học ở nhà là một khâu hết sức quan trọng. Để làm đƣợc điều đó cần có sự chung tay phối hợp của gia đình, nhà trƣờng và xã hội.

Nội dung quản lý việc học tập của HS, bao gồm:

- Kiểm tra việc học tập trên lớp (GV và CBQL kiểm tra vở làm bài trên lớp của HS trong và sau khi dạy. Đây là biện pháp góp phần nâng cao tính tích cực học tập trên lớp của HS).

- Kiểm tra bài ở nhà (thành lập tổ cán sự bộ môn để kiểm tra bài tập các bạn trƣớc giờ học), kiểm tra đột xuất của nhà trƣờng. Thông báo việc làm bài tập của HS cho phụ khuynh học sinh các em để họ cùng giáo dục.

- Thông báo việc làm bài tập của HS cho phụ huynh học sinh để cùng phối hợp giáo dục.

1.5.4.9. Hướng dẫn HS học tập, thích ứng trong điều kiện dịch bệnh nguy hiểm * Học trực tiếp tại trường:

- HS tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh do Bộ y tế ban hành, trung tâm y tế tại địa phƣơng và các quy định phòng chống dịch bệnh do lãnh đạo nhà trƣờng chỉ đạo.

- HS trang bị các kiến thức tự bảo vệ bản thân trƣớc các đại dịch, bệnh nhƣ hiện nay, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19.

* Học trực tuyến Online

- Nhà trƣờng thông báo các điều kiện, hƣớng dẫn sử dụng phần mềm nào để HS tham gia học trực tuyến online( ví dụ nhƣ Google meet, zoom, hệ thống giao bài tập và kiểm tra, đánh giá trên hệ thống học tập trực tuyến OLM).

- Gia đình phải trang bị các điều kiện vật chất nhƣ máy tính hoặc điện thoại để HS tham gia các lớp học trực tuyến do lãnh đạo nhà trƣờng quy định.Trƣờng hợp gia đình không có điều kiện thì báo lại cho nhà trƣờng biết để có kế hoạch hỗ trợ HS tham gia học trực tuyến online. HS và phụ huynh theo dõi thông báo lịch học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)