8. Cấu trúc luận văn
1.4.7. Đổi mới giáo dục THCS và những yêu cầu đối với hoạt động dạy
điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng cần phải đƣợc đổi mới nhƣ sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính, kiểm tra thao tác thực hành, sử lý các tình huống mắc phải khi thực hành... giúp học sinh tích cực chủ động, lĩnh hội các kiến thức mới.
1.4.7. Đổi mới giáo dục THCS và những yêu cầu đối với hoạt động dạy học môn Tin học Tin học
Đổi mới về định hƣớng phát triển năng lực; Đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa; Đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học; Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chƣơng trình GDPT mới 2018.
Môn Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại thông tin, kết nối và toàn cầu hóa; hỗ trợ đắc lực học sinh tự học và tập nghiên cứu; tạo cơ sở vững chắc cho việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật số, phục vụ phát triển nội dung kiến thức mới, triển khai phƣơng thức giáo dục mới và hiện đại cho tất cả các môn học. Do đó vấn đề cốt lõi của đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Tin học ở trƣờng THCS là hƣớng dẫn HS học tập tích cực, chủ động, phát huy tính sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, phát triển tƣ duy thuật toán. Để làm đƣợc điều này đòi hỏi mỗi GV trƣớc hết phải có trình độ chuyên môn vững vàng, đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực, chủ động, lấy HS làm trung tâm trong quá trình dạy học.
Đổi mới giáo dục THCS đòi hỏi cần phải đổi mới PPDH nói chung, , PPDH môn Tin học nói riêng.
Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp (P) trong mối quan hệ biện chứng với sự đổi mới mục tiêu (M), nội dung (N) trong chƣơng trình học tập.
*Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng:
- Phát huy triệt để tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. - Phân hóa dạy học theo đặc điểm của đối tƣợng.
- Tăng cƣờng dạy cách tự học, tự hoàn thiện mình cho HS. - Tạo điều kiện cho ngƣời học hoạt động thực hành.
- Tạo điều kiện cho thông tin phản hồi 2 chiều (từ ngƣời dạy đến ngƣời học và ngƣợc lại).
- Hình thành năng lực tự quản cho ngƣời học.
- Chỉ đạo đầu tƣ và sử dụng tối ƣu các điều kiện cốt yếu phục vụ cho HĐDH. - Tiềm lực của đội ngũ giáo viên.
- Cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật, ...
- Xây dựng môi trƣờng giáo dục tích cực, tƣơng tác.
- Đổi mới cách tổ chức quản lý để tối ƣu hóa quá trình dạy học.
- Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để thực sự góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.
- Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.
Nhìn chung, muốn chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học có hiệu quả phải thực hiện một cách hệ thống đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học cũng nhƣ toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
Chỉ đạo giáo viên tăng cƣờng sử dụng các biện pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại trong dạy học môn Tin học bao gồm các kĩ thuật sau đây: Kĩ thuật động não, kĩ thuật làm việc nhóm, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật phản hồi nhanh, kĩ thuật liên kết ý tƣởng trong dạy học...