1.2.1.1. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh thận mạn trên thế giới
Năm 2016, Kutsal Aslan Dilek, Ả Rập Saudi, nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng SDD và các thông số ở BN BTMGĐC trước khi LMCK nhận thấy tỷ lệ SDD chiếm 10 – 70% nhóm BN LMCK 18 - 51%, nhóm BN LMBLT ngoại trú và 30 – 51% BN trước khi điều trị thay thế thận [65].
Năm 2016, Adejumo Oluseyi và cộng sự, Nigeria, nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng ở BNBTMGĐC trước khi điều trị thay thế thận tại bệnh viện miền nam Nigeria, nhận thấy tình trạng SDD tăng dần theo từng giai đoạn BTM từ giai đoạn 2 đến 5 lần lượt là 30,8% đến 69,2% (p=0,020) [11].
Năm 2017, Hyun Youl Young, Hàn Quốc nhận thấy tình trạng suy dinh
dưỡng ở BN BTMGĐC trước khi điều trị thay thế thận có nồng độ
albumin HT < 38 g/L lần lượt 9,5%, 5,0%, 14,4%, 14,1%, 27,3% và
31,6% (với p< 0,0001) đối với BN BTMGĐ 1, 2, 3a, 3b, 4 và 5 [45]. Năm 2019, Sahay Manisha và cộng sự đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở BN BTM ghi nhận tình trạng dinh dưỡng ở BN BTM chiếm từ 40% đến 70% tăng theo
từng giai đoạn [114]. Suy dinh dưỡng là biến chứng thường gặp ở BN BTM, tỷ lệ SDD ghi nhận được qua các nghiên cứu khác nhau tùy thuộc vào phương pháp sử dụng đểđánh giá tình trạng dinh dưỡng [114].
1.2.1.2. Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn ở Việt Nam
Việt Nam, Trần Văn Vũ, nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở BN BTM chưa điều trị thay thế thận, tại bệnh viện Chợ Rẫy thành phố HồChí Minh,
nhận thấy tỷ lệSDD là 20,6% và tỷ lệnày tăng theo từng giai đoạn BTM [10].