Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 85)

6. Kết cấu của luận án

3.7. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Luận án tiếp cận hình thức nghiên cứu hỗn hợp, nghĩa là vừa diễn dịch vừa quy nạp. Do đó, sau bước nghiên cứu diễn dịch bằng phương pháp định lượng, luận án sử dụng cách tiếp cận quy nạp bằng phương pháp định tính để tìm hiểu sâu hơn câu hỏi nghiên cứu “tại sao?” và “như thế nào ?”. Cách tiếp cận quy nạp phù hợp để quan sát và khái quát hoá các lý thuyết đặc biệt là các ngành mới nổi (Eisenhardt và cộng sự, 2016). Theo Lee và Lings (2008), nghiên cứu định tính thường lộn xộn hơn vì nghiên cứu ở tình huống thực thế kinh doanh không chắc chắn, mơ hồ, hỗ loạn và biến động (VUCA). Theo đó bản chất của nghiên cứu định tính thường linh loạt hơn, ít tuân theo các quy trình nghiêm ngặt như định lượng, do đó các kết quả nghiên cứu thường phong phú hơn và có nhiều khía cạnh được tìm hiểu hơn.

-Mục tiêu của phỏng vấn chuyên gia

Phỏng vấn chuyên gia có mục tiêu là phân tích và làm rõ góc nhìn của các bên liên quan đối với kết quả nghiên cứu định lượng. Bởi với khía cạnh huy động vốn cho khởi nghiệp sáng tạo, những bàn luận này sẽ mang lại góc nhìn thực tế từ thị trường và có ý nghĩa nhất định với kết luận chung của luận án. Tiếp theo, phỏng vấn chuyên gia

còn có mục tiêu là khám phá thêm các sự thật ngầm hiểu và giải thích phần nào kết quả nghiên cứu từ khía cạnh các nhà sáng lập, nhà đầu tư và nhà hỗ trợ hoạch định chính sách trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Kết quả phỏng vấn chuyên gia cũng làm cơ sở để góp phần đưa ra các khuyến nghị và đề xuất cho luận án.

-Đối tượng phỏng vấn

Với mục tiêu kiểm chứng từ khía cạnh thị trường, luận án tiếp cận ba nhóm đối tượng chính trong hệ sinh thái khởi nghiệp đó là nhà sáng lập, nhà đầu tư và nhà hỗ trợ hoạch định chính sách. Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tuy nhiên tiêu chí lựa chọn luận án đảm bảo tính đại diện trọng yếu được trình bày như bảng 3.7.

Bảng 3.7 Kế hoạch thực hiện phỏng vấn chuyên gia

Chủ đề Nhà đầu tư (VC) Startup Chuyên gia hỗ trợ

Tiêu chí - Có kiến thức sâu

rộng và kinh nghiệm đầu tư cho khởi nghiệp hơn 3 năm

- Đã từng tham gia định giá startup giai đoạn ươm mầm và giai đoạn sau hơn 5 năm

- Là nhà sáng lập, giám đốc điều hành hoặc giám đốc tài chính của doanh nghiệp startup lĩnh vực công nghệ - Có kinh nghiệm trong

việc nhận vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư.

- Là chuyên gia có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, trực tiếp tham gia vào các đề án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của chính phủ.

Trình độ học vấn

Cử nhân Thạc sỹ Thạc sỹ

Chức danh Giám đốc đại diện Giám đốc điều hành, nhà sáng lập

Phụ trách quản lý và hỗ trợ nhiệm vụ Đề án 844

Hình thức Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Khung nghiên cứu được thiết kế thông qua các bảng câu hỏi phỏng vấn sâu riêng cho từng đối tượng, cụ thể trong phụ lục 2, phụ lục 3 và phụ lục 4. Nội dung bảng hỏi phỏng vấn sâu được chia làm hai phần chính: (i) Phần đầu giới thiệu chung bao gồm một số câu hỏi về thông tin chung của chuyên gia, kinh nghiệm liên quan đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; (ii) Phần tiếp theo là các câu hỏi phám phá và phân tích sâu liên quan đến các câu hỏi nghiên cứu cần được làm rõ.

Quá trình thực hiện được bắt đầu bằng việc liên lạc để hẹn lịch phỏng vấn, gửi email trước về câu hỏi phỏng vấn và chủ đề phỏng vấn. Tiếp theo cuộc phỏng vấn được thực hiện thông quan Google Meet trong khoảng thời gian 60 phút, và được ghi âm lại. Cuối cùng dữ liệu thu được sau khi dỡ băng được tổng hợp theo các câu hỏi nghiên cứu và đưa vào phân tích.

Chương ba trình bày về phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Chương này bắt đầu với quy trình nghiên cứu với các bước chi tiết để thực hiện luận án. Tiếp theo trình bày mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Luận án mô tả các phương pháp sử dụng và cách thức áp dụng vào luận án. Kết quả phân tích, đánh giá cho nội dung liên quan được đề cập sâu trong chương 4.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2Thực trạng chung hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

-Thực trạng chung về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Có thể thấy rằng doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam từ lâu đã là một phần của nền kinh tế và đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Nghiên cứu của Phạm Đức Chính và cộng sự (2020), đã chỉ ra rằng hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam bao gồm ba giai đoạn từ thời kỳ đổi mới đến nay.

Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ năm 1986 đến những năm 2000, đánh dấu công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Giai đoạn này được xem là giai đoạn bước ngoặt bởi sự xuất hiện ồ ạt của doanh nghiệp khối tư nhân và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào ngành hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân do đó tính mới và sáng tạo trong sản phẩm và mô hình kinh doanh còn chưa được chú trọng.

Giai đoạn phát triển tiếp theo của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam được ghi nhận từ những năm 2000 đến 2014, thời kỳ này chứng kiến sự bùng nổ của Internet và nhu cầu người dùng tăng cao. Do đó các doanh nghiệp đã chú trọng đến phát triển các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới, sáng tạo hơn, gắn liền với nhu cầu của người dùng, nhiều doanh nghiệp tập trung vào dịch vụ công nghệ thông tin, sản phẩm công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với làn sóng phát triển của mạng máy tính kéo theo một thế hệ sinh viên ra trường đam mê với công nghệ thông tin cũng là nền tảng vững chắc, khiến đây là giai đoạn khởi nghiệp rõ nét nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.

Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ năm 2014 đến nay, giai đoạn này chứng kiến sự phát triển vượt bậc về công nghệ trong các lĩnh vực mới yêu cầu trình độ cao hơn như trò chơi di động, quản lý tài chính, dịch vụ phần mềm phục vụ cho doanh nghiệp, … Giai đoạn này chứng kiến làn sóng về nước khởi nghiệp từ các du học sinh nước ngoài sau đổi mới lớn nhất từ trước đến nay, điều này cũng cho thấy Việt Nam đang dần trở thành môi trường hấp dẫn cho các doanh nhân khởi nghiệp. Đánh dấu giai đoạn này là đề án 844/QĐ-TTg nhằm hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đến năm 2025 cho thấy sự vào cuộc nhanh chóng của chính phủ về loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp mới này. Mục tiêu của đề án là tạo lập môi trường thuận lợi cho các DNKNST phát triển từ

Số lượng doanh nghiệp giải thể Số lượng doanh nghiệp thành lập mới

2021 2020 2019 2018 2017 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0

việc phát triển đào tạo tinh thần doanh nhân, phát triển các tổ chức hỗ trợ và khuyến khích nhà đầu tư.

Năm 2017, Luật hỗ trợ DNVVN đã định nghĩa về khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo cho thấy sự quan tâm vào cuộc của nhà nước, kèm theo đó là 04 dự thảo Nghị định Luật được thông qua năm 2018 hướng dẫn: (i) một số điều của luật SME; (ii) đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; (iii) quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

(iv) quỹ bảo lãnh tín dụng cho SME vay vốn tại tổ chức tín dụng. Theo đó, cho thấy nhà nước đã nỗ lực trong việc hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp mới này. Những năm gần đây các DNKNST Việt Nam đang tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng các DNKNST mặc dù chưa được công bố cụ thể nhưng có thể thấy thông qua tỷ lệ doanh nghiệp mở mới trong những năm gần đây.

Hình 4.1 Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp giải thể giai đoạn 2017 -2021

(Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, 2021)

Chính phủ Việt Nam xác định lấy năm 2016 làm năm khởi nghiệp quốc gia với mục tiêu xây dựng một chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động. Kể từ khi công bố mục tiêu này từ tháng 5/2016 đến hết năm 2016, có khoảng 110 nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập. Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên tổng số 600.000 doanh nghiệp (Nextrans, 2021).

- Thực trạng chung về hoạt động huy động được vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong các năm gần đây

1000 140 900 120 800 700 100 600 80 500 400 60 300 40 200 20 100 0 0 20132014201520162017201820192020

Tổng số vốn đầu tư Tổng số thương vụ đầu tư

Tại Việt Nam, số lượng các thương vụ huy động vốn thành công từ các quỹ đầu tư mạo hiểm của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng lên, trước năm 2011 có khoảng 10 thương vụ, nhưng từ năm 2012 số lượng các thương vụ thành công tăng lên khoảng 25 thương vụ mỗi năm. Làn sóng đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp đặc biệt khởi sắc từ năm 2015 với số lượng các doanh nghiệp gọi vốn thành công tăng lến gấp đôi so với năm 2014 với 67 thương vụ thành công. Số vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2016 tăng 46% so với năm 2015 và số lượng các thương vụ thành công là 50. Năm 2017 và đầu năm 2018, hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp đặc biệt sôi động với 92 doanh nghiệp khởi nghiệp được đầu tư, tổng số vốn lên đến 291 triệu đô la Mỹ (Topica, 2018). Sự tăng trưởng được thể hiện cụ thể qua việc vốn đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp trong năm 2018 chỉ là 5% nhưng trong năm 2019 đã tăng lên tới 17%. Cùng với đó là sự gia tăng nhanh chóng, lên tới 50% về số lượng các nhà đầu tư và quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Hàn Quốc và Singapore chiếm 30% trong nhóm này, phản ánh hoạt động tăng gần gấp đôi so với năm trước đó (ESP Venture, 2019).

Hình 4.2 Tổng số tiền đầu tư và số lượng các thương vụ đầu tư vào Việt Nam

(đơn vị: triệu USD)

(Nguồn: NIC & Do Ventures, 2021)

Việt Nam đã trải qua một sự đột biến về cả số lượng vốn đầu tư và số lượng thương vụ được thực hiện vào năm 2018. Tổng giá trị các thương vụ đầu tư năm 2018 lên tới 443 triệu đô la Mỹ, với số thương vụ thực hiện là 59 so với 48 triệu đô là và 30

Tổng số vốn đầu tư Tổng số thương vụ đầu tư

80 60 40 20 0 15 10 5 0 Tổng số vốn đầu tư Tổng số thương vụ đầu tư

20 0 60 40 80 60 40 20 0 Tổng số vốn đầu tư Tổng số thương vụ đầu tư

20 10 0 150 100 50 0 400 300 200 100 0 15 10 5 0 Tổng số vốn đầu tư Tổng số thương vụ đầu tư

600 400 200 0 4 3 2 1 0 Tổng số vốn đầu tư Tổng số thương vụ đầu tư

thương vụ của năm 2017. Tiếp tục đà tăng của năm 2018, năm 2019 chứng kiến sự bùng nổ lớn nhất trong lịch sử đầu tư khởi nghiệp, với tổng số giao dịch đầu tư lên tới 126 thương vụ đầu tư, với tổng giá trị giao dịch là 874 triệu đô la Mỹ. Năm 2020, với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu khiến đầu tư vào DNKNST Việt Nam giảm mạnh. Tổng vốn đầu tư giảm 48% so với năm 2019 và số lượng giao dịch giảm 17%. Điều này cho thấy số lượng các thương vụ đầu tư lớn giảm mạnh, theo báo cáo đầu tư của NIC & Do Ventures (2021) thì số lượng các thương vụ đầu tư giảm gần ba lần so với năm trước.

Theo phân tích của quỹ đầu tư mạo hiểm ESP (2019) các thương vụ đầu tư được chia thành các phân khúc như vốn hạt giống, vòng gọi vốn A, vòng gọi vốn B, vòng gọi vốn C, vòng gọi vốn D và lớn hơn.

0-$500K – Hạt giống $500k-$3M - vòng A $3M-$10M - vòng B

$10M-$50M - vòng C >$50M - vòng D và trên D

Hình 4.3 Thống kê các thương vụ huy động vốn theo quy mô

(đơn vị: triệu USD)

(Nguồn: NIC & Do Ventures, 2021)

Theo đó, số lượng các thương vụ tập trung nhiều nhất ở vòng vốn hạt giống với mức tiền nhỏ hơn 500.000 đô la Mỹ. Mức trung bình đầu tư cho mỗi thương vụ ở vòng hạt giống năm 2016 là hơn 176 nghìn đô la Mỹ (khoảng hơn 4 tỷ VNĐ), năm 2017 tương tự như 2016, năm 2018 là hơn 185 nhìn đô la Mỹ (khoảng hơn 4,2 tỷ VNĐ), và năm

2013 2014 2013 2014 2013 2014 2013 2014 2013 2014

2019 là khoảng 250 nhìn đô la Mỹ (khoảng 5,75 tỷ VNĐ). Có thể thấy số tiền trung bình cho mỗi thương vụ cũng tăng theo hàng năm và tăng khoảng 3% năm. Đặc biệt năm 2018 và năm 2019 chứng kiến những thương vụ đầu tư với số tiền rất lớn là hơn 50 triệu đô la Mỹ, điều mà trong lịch sử đầu tư mạo hiểm của Việt Nam chưa hề có. Trong đó có Sendo, trang thương mại điện tử Việt Nam huy động được 51 triệu đô la Mỹ trong vòng gọi vốn Series B, Topica Edtech nhận khoảng vốn 50 triệu đô la Mỹ từ Tập đoàn Northstar của Singapore ở vòng gọi vốn Series D. Năm 2018 tổng số tiền đầu tư của 10 giao dịch lớn nhất chiếm 83% tổng số các giao dịch của năm.

Số lượng các giao dịch giai đoạn hạt giống dưới 500 nghìn đô la Mỹ tăng 11% ở năm 2020. Trong đó có sự gia tăng cả về quy mô và số lượng giao dịch trong nửa cuối năm 2020. Mặt khác, với các giai đoạn huy động vốn sau đều cho thấy sự sụt giảm mạnh cả ở quy mô và số lượng giao dịch. Với vòng huy động vốn serie C, số lượng thương vụ giảm lớn nhất ở mức giảm 60% so với năm 2019, tiếp theo là giai đoạn huy động vốn serie B, sụt giảm 42%. Tuy nhiên một tín hiệu tích cực trong nửa cuối năm 2020 đó là số lượng thương vụ serie B tăng gấp đôi so với nửa đầu năm 2020. Nguyên nhân được cho là tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát và việc triển khai tiêm chủng toàn quốc kéo theo các tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.

Có thể thấy rằng tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam là rất lớn, và nhu cầu được tài trợ vốn là cấp thiết. Theo đánh giá của các chuyên gia thì hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt nam hiện nay cũng có những nét tương đồng với thế giới, trong đó bao gồm các quỹ đầu tư Serie A, lượng vốn đầu tư khoảng 500 nghìn – 3 triệu USD; Serie B số vốn mỗi vòng khoảng dưới 10 triệu USD, và dưới 50 triệu đô la Mỹ với vòng gọi vốn serie C và lớn hơn ở vòng gọi vốn Serie D.

Hình 4.4 Các nhà đầu tư hoạt động tích cực tại Việt Nam năm 2020

(Nguồn: NIC & Do Ventures, 2021)

Hiện tại ở Việt Nam, số lượng các nhà đầu tư hoạt động tích cực nhất bao gồm các nhà đầu tư đóng vai trò nhà đầu tư chính trên thị trường, đến từ Việt Nam, Hàn Quốc và Singapore.

Đáng chú ý, các quỹ trong nước đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các công ty khởi nghiệp Việt Nam trong thời gian khó khăn này vì hơn 75% các thương vụ được ghi nhận được thực hiện bởi các quỹ trong nước hoặc quỹ nước ngoài có nhân sự tại Việt Nam. Một nhóm không giảm khác bao gồm các nhà đầu tư từ Bắc Mỹ và các nước châu Á khác, trong khi đó, số lượng các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản và các nước Đông Nam Á khác giảm rõ rệt.

Việt Nam chia sẻ một số xu hướng tương tự với các thị trường Đông Nam Á khác. Bán lẻ trực tuyến thu hút một phần lớn tài trợ, trong khi các lĩnh vực đang là xu hướng trong khu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w