Chiến lược phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu Luan van chiến lực kinh doanh của công ty cổ phần dược liệu hà nội” (Trang 74 - 75)

7 Phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp nguyên

3.3.2 Chiến lược phát triển sản phẩm

Mục đích của Chiến lược phát triển sản phẩm củng cố và tạo vị trí cạnh tranh cho Công ty trên thị trường bằng những sản phẩm mới. Công ty tìm cách tăng trưởng thông qua phát triển các sản phẩm mới để tiêu thụ trong thị trường mà công ty đang hoạt động, các sản phẩm mới này có thể do Cơng ty tự sản xuất hoặc sản xuất theo hợp đồng, hoặc nhập từ bên ngồi bằng cách sáp nhập hoặc mua lại mơ hình của một hãng khác. Chiến lược này địi hỏi Cơng ty phải có khả năng mạnh về nghiên cứu và phát triển. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các sản phẩm thường có chu kỳ ngắn do sản phẩm mới nhanh chóng xuất hiện, do vậy hướng chiến lược này cho phép Công ty tạo ra thị trường mới ngay trong thị trường hiện tại.

Cách thực hiện chiến lược: Cơng ty có thể phát triển sản phẩm bằng cách:

Phát triển tính năng sản phẩm bằng cách cải tạo gờm: sự đa dạng, an tồn và cải biến chất lượng, phát triển kiểu dáng mẫu mã sản phẩm.

Phát triển danh mục sản phẩm theo cách kéo dãn danh mục sản phẩm lên phía trên bằng cách bổ sung những sản phẩm có tính năng chất lượng cao hơn.

Doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm mới bằng các biện pháp: Tự triển khai nghiên cứu và sản xuất hợp đờng sản phẩm với các cơng ty bên ngồi, tích hợp hàng ngang hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh với hãng khác.

Các biện pháp triển khai chiến lược:

Bộ phận Marketing: Thường xuyên thu thập và phân tích dữ liệu về khách hàng để hiểu thái độ của họ đối với các sản phẩm của doanh nghiệp và của đối thủ

cạnh tranh đối với sản phẩm hiện tại và sản phẩm tìm năng. Nếu phát hiện thấy cần có sự thay đổi về sản phẩm, bộ phận bộ phận Marketing cần kết hợp với bộ phận R&D để thực hiện qui trình phát triển sản phẩm mới.

Bộ phận sản xuất: Đánh giá khả năng sản xuất và dự toán giá thành sản phẩm. Bộ phận tài chính: Phân tích nhu cầu vốn đầu tư để chuẩn bị nguồn vốn cần thiết cho kế hoạch sản phẩm.

Bộ phận quản trị nhân sự: Có chính sách thu hút nhân tài để hỗ trợ cho chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luan van chiến lực kinh doanh của công ty cổ phần dược liệu hà nội” (Trang 74 - 75)