6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế
a) Nguyên nhân khách quan
- Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên nhiều công ty không thể sản xuất cũng như bán hàng trên thị trường sôi nổi như trước. Dịch bệnh đã khiến cho thị trường giảm nhiều cả về nguồn cung lẫn nguồn cầu, từ đó khiến nhiều doanh nghiệp bị phá sản nên việc tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp trong thời điểm này để sử dụng sản phẩm phần mềm là rất khó khăn. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Workway cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng với tình hình dịch bệnh cũng như nhân viên phải làm việc từ xa và bị giảm lương để đảm bảo nguồn vốn dự trữ của công ty.
- Sự thách thức của những phần mềm quản lý miễn phí xuất hiện trên thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến thị phần của các công ty có phần mềm quản lý trả phí như 1Office. Thời gian để chuyển đổi 1 khách hàng doanh nghiệp chốt được và kí hợp đồng sử dụng sản phẩm cũng tùy thuộc vào quy mô nhân sự và ngân sách triển khai của khách hàng, trung bình để chuyển đổi được 1 khách hàng kí hợp đồng ở công ty Workway thì sẽ phải mất 1 – 3 tháng từ việc giới thiệu sản phẩm cho đến tư vấn và dùng thử sản phẩm.
- Một số tính năng của sản phẩm 1Office cũng chưa sâu, ví dụ như tính năng CRM và marketing vốn là tính năng mà nhiều doanh nghiệp muốn sử dụng bởi tính năng này thúc đẩy việc kinh doanh của họ.
- Do hạn chế trong trình độ nhân sự: 1Office là sản phẩm phần mềm quản lý, nên việc sản phẩm phải thay đổi liên tục để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng là điều dễ hiểu, nên việc cần nhiều nhân lực giỏi và vững liên quan đến mảng công nghệ thông tin là điều mà Công ty vẫn còn đang thiếu. Mặc dù Công ty có đội ngũ trẻ trung nhiệt huyết nhưng việc đào tạo lại cũng tốn nhiều thời gian và công sức, tiền bạc.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng còn chưa sát sao: Trước đây Công ty luôn chăm sóc khách hàng qua các nhóm Zalo, trong khi nhân lực về chăm sóc khách hàng khá ít dẫn đến họ bị quá tải và hay lỡ mất các tin nhắn từ bên khách hàng. Trong năm 2021, Công ty đã chuyển sang chăm sóc khách hàng ngay trên hệ thống phần mềm của mình thế nhưng thời gian phản hồi của nhân viên chăm sóc và kỹ thuật cũng không nhanh khiến cho nhiều khách hàng không hài lòng về vấn đề này.
- Chỉ phụ thuộc vào kênh Marketing để tìm kiếm khách hàng, rất ít khi tự tìm kiếm khách hàng qua các nguồn khác nên nếu hệ thống Marketing có vấn đề thì sẽ kéo theo cả doanh thu xuống.
- Chính sách cạnh tranh về giá và các chính sách khuyến mại vẫn còn mang tính hiệu quả thấp, chỉ áp dụng chủ yếu với các khách hàng đã mua và đang sử dụng sản phẩm, không tập trung vào phân khúc khách hàng mới đang trong giai đoạn dùng thử phần mềm hoặc đang có nhu cầu tìm hiểu.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN WORKWAY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần Workway
3.1.1. Mục tiêu kinh doanh của công ty
Nền kinh tế mặc dù đã phát triển vượt bậc trong vài năm qua nhưng chững lại vào năm 2021 và 2021 do dịch Covid hoành hành, khiến cho rất nhiều doanh nghiệp phá sản, chính vì thế nên lượng khách hàng của thị trường SaaS nói chung và của Công ty Workway nói riêng giảm mạnh. Hiện giờ, nền kinh tế năm 2021 đã khôi phục lại sau dịch bệnh nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn ngần ngại bởi họ thiếu tài chính cũng như cần thời gian phát triển lại doanh nghiệp của mình trước khi có thể áp dụng chuyển đổi số. Chính vì thế, việc đề ra mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài hiện tại chính là nền móng để định hướng đường lối phát triển cho Công ty. Mục tiêu của Công ty Workway trong năm 2022 đến 2030 phải đạt được những mục tiêu sau để đảm bảo sức cạnh tranh của mình trên thị trường SaaS cũng như nắm giữ lợi thế lớn với các đối thủ khác:
- Trong 2022, mở thêm tính năng ứng lương cho doanh nghiệp và tạo ra 1 phần mềm mới liên quan đến tài chính cho các doanh nghiệp: 1Office Credit
- Đến 2024, Công ty ổn định và tăng trưởng tốc độ doanh thu, lợi nhuận theo từng năm một cách bền vững. Liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ.
- Đến 2025, trở thành Công ty cung cấp giải pháp quản trị bằng phần mềm số 1 Việt Nam, nắm giữ thị phần số 1 trên thị trường SaaS, đảm bảo cho 10.000 doanh nghiệp ở Việt Nam được chạm đến cơ hội chuyển đổi số.
- Đến 2030, mở rộng quy mô và chi nhánh Công ty, triển khai và phân phối sản phẩm sang các thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia,...
- Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân viên, phát triển văn hóa doanh nghiệp và đảm bảo chính sách lương thưởng cũng như an sinh xã hội cho nhân viên.
- Nguồn nhân lực trong thị trường SaaS vốn vẫn còn trẻ và thiếu kinh nghiệm để hiểu hết về sản phẩm cũng như tối ưu việc triển khai phát triển và quảng bá sản phẩm ra thị trường. Ngoài ra, nếu nhân sự không phù hợp và công ty không biết giữ chân nhân tài thì chi phí và thời gian bỏ ra để đào tạo được nhân viên giỏi về lĩnh vực này là lớn, sẽ ảnh hưởng đến nguồn tài chính của công ty cũng như doanh thu trong tương lai. Việc đẩy mạnh
công tác đào tạo nhân sự để có được nguồn nhân lực năng động, trẻ trung và giàu kinh nghiệm và tạo điều kiện cho nhân viên cống hiến thông qua việc phát triển cơ sở vật chất và nguồn lực nội bộ của công ty chính là một trong những mục tiêu quan trọng của Công ty.
3.1.2. Phương hướng kinh doanh của công ty
Sự phát triển mạnh của nền kinh tế Việt Nam đã giúp cho nhiều doanh nghiệp được tạo nên và phát triển trên thị trường nội địa. Sản phẩm của Công ty Workway tập trung vào các đối tượng khách hàng doanh nghiệp và việc nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây đã tạo ra nguồn lực tài chính cũng như lợi nhuận dồi dào cho các doanh nghiệp để từ đó có thể chọn thêm phương án nâng cao hiệu suất làm việc cũng như giảm chi phí kinh doanh, Công ty Workway có thể tận dụng và quảng bá sản phẩm của mình với các điểm mạnh của 1Office, trong đó chi phí và tính thực tiễn khi áp dụng phần mềm vốn là điều mà các doanh nghiệp lăn tăn khi triển khai số hóa, phát triển cho doanh nghiệp của mình.
Trải qua 5 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Workway nay đã lớn mạnh cả về sản phẩm lẫn quy mô kinh doanh trên thị trường SaaS. Sự phát triển của Công ty đã góp phần phát triển cho đất nước qua việc giúp nhiều doanh nghiệp có cơ hội chuyển đổi số để nâng cao hiệu suất làm việc. Để tiếp tục trên con đường tiên phong số hóa cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, công ty đã xây dựng phương hướng kinh doanh trong năm 2022 đến 2028 như sau:
- Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng của phẩn mềm để đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu về nghiệp vụ của khách hàng với đa dạng ngành nghề như xây dựng, thời trang, thương mại, y tế, giáo dục...
- Phát triển công ty theo hướng tăng tốc và bền vững, đảm bảo cho mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể chuyển đổi số và sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp với chi phí nhỏ nhất.
- Tăng cường cải tiến tốc độ và chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng từ dùng thử cho đến dùng thật, theo sát khách hàng tiềm năng để tạo mối quan hệ tốt về hợp tác trong lâu dài.
- Liên tục đào tạo, bồi dưỡng nhân viên về các tính năng mới của sản phẩm mỗi khi ra mắt và đào tạo thêm về chuyên môn để theo kịp xu hướng phát triển của công ty.
- Phát triển công tác động viên tinh thần nhân viên vì lợi ích của công ty mà cống hiến và làm việc có hiệu quả hơn, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân viên qua việc có thêm thưởng thường xuyên và đặt ra KPI phù hợp với khối lượng công việc.
- Giám sát nghiêm ngặt việc sử dụng nguồn tiền của công ty để đảm bảo nó được sử dụng cho đúng mục đích và không lãng phí
- Đa dạng thêm tính năng và nghiên cứu, phát triển, tích hợp sản phẩm mới của công ty để nâng cao độ nhận diện thương hiệu của người tiêu dùng trên thị trường
- Mở rộng các mối quan hệ tự tìm kiếm để có thể huy động nguồn vốn mới và cũng như tìm được thêm tập khách hàng mới cho công ty, ngoài ra duy trì các mối quan hệ tốt với các đối tác cũ để tăng độ tin tưởng trên thị trường.
- Nghiên cứu nhu cầu và khách hàng bên thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia để từ đó mở rộng quy mô kinh doanh và tìm khách hàng tiềm năng, đối tác mới để phát triển công ty.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Workway Workway
3.2.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm
Trên thị trường, chất lượng sản phẩm là thứ dễ chiếm được lòng tin của người tiêu dùng nhất, đặc biệt với các sản phẩm phần mềm bởi độ khó tính cũng như biến động cao về mặt nhu cầu của khách hàng và sự phát triển nhanh chóng của thị trường này bắt đầu tạo ra những đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Chính vì thế, công ty cần tiếp tục tập trung cải thiện trải nghiệm người dùng ở các tính năng mạnh của phần mềm cũng như lắng nghe ý kiến nâng cấp của khách hàng và khắc phục các tính năng ít được khách hàng dùng và các tính năng thường hay bị lỗi để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt với thị trường phần mềm, nơi mà các doanh nghiệp luôn luôn phải đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng trong thời gian nhanh nhất để đảm bảo có doanh thu và lợi nhuận cũng như giữ vững thị phần trên thị trường.
Phòng Dev và phòng kinh doanh cần phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau để trao đổi thông tin về nhu cầu của khách hàng trong thời gian nhanh nhất dù là cải thiện tính năng cũ hoặc góp ý phát triển về tính năng mới cũng như đón đầu xu thế nhu cầu của khách hàng để tiếp tục hoàn thiện và phát triển sản phẩm hơn nữa về mặt trải nghiệm người dùng, đáp ứng tính năng khách hàng cần. Ngoài ra, công ty cũng nên nâng cao ý thức của nhân viên triển khai và phát triển sản phẩm và nhân viên các bộ phận khác trong việc tham gia vào việc nâng cao quy trình quản lý chất lượng sản phẩm, mở các lớp đào tạo để nâng cao
nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn của nhân viên. Chất lượng sản phẩm càng cao thì độ thỏa mãn của khách hàng càng lớn, từ đó là nền tảng để tối ưu cho các chiến lược trong tương lai.
Sản phẩm cũng nên được thử nghiệm và kiểm tra kĩ lưỡng trước khi ra mắt trên thị trường để đảm bảo không bị giảm lợi thế cạnh tranh và tăng trải nghiệm người dùng của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín trên thị trường. Ngoài ra, Công ty cũng phải nâng cấp phẩn bảo mật của hệ thống phần mềm để đảm bảo độ an toàn và riêng tư khi sử dụng sản phẩm. Thông báo và cập nhật thường xuyên cho khách hàng những tính năng mới, cập nhật mới liên quan đến nâng cấp và bảo trì phầm mềm. Bên cạnh đó, do sản phẩm phần mềm thường phải học nhiều và làm quen với cách sử dụng và triển khai vào thực tế nên rất cần hướng dẫn sử dụng có từ trước giúp cho khách hàng sử dụng sản phẩm một cách thuận lợi và an toàn nhất.
3.2.2. Tối ưu chi phí kinh doanh
Chi phí kinh doanh luôn là 1 trong những thước đo quan trọng để thể hiện cách sử dụng hiệu quả nguồn tiền của 1 doanh nghiệp và bài toán tối ưu nguồn chi phí của doanh nghiệp là bài toán được nhiều công ty quan tâm dù trong bất cứ thời kỳ nào. Sau khi tham gia nghiên cứu tại công ty Workway, em có 1 số đề xuất sau để giảm chi phí kinh doanh của công ty:
- Nâng cao nhận thức của nhân viên trong công ty về việc giảm chi phí: Tư tưởng này nên được đồng thuận từ mọi cấp, từ nhân viên cho đến ban lãnh đạo bởi mọi người đều hướng đến mục đích chung là tăng trưởng cho công ty. Công ty tăng trưởng tốt thì doanh thu đem lại cho công ty tốt và việc giảm thiểu được các chi phí sẽ giúp cả bên người lao động và bên ban lãnh đạo công ty đều có lợi. Với nhân viên, lương bổng của họ sẽ được tăng hoặc có chính sách đãi ngộ tốt hơn. Đối với ban lãnh đạo, việc giảm được chi phí không chỉ giúp cho họ có thêm thu nhập cho chính bản thân, chứng tỏ được năng lực của doanh nghiệp mà còn là đảm bảo cam kết với các bên quỹ đầu tư, quỹ tài chính và các bên gọi vốn để từ đó có thể gọi thêm được vốn ở mức cao hơn cho các lần sau.
- Liên kết với các đối tác khác: Cho dù công ty ở bất cứ giai đoạn nào trên con đường phát triển thì việc gọi thêm vốn từ các bên đối tác khác cũng là 1 điều mà công ty nên để ý. Việc công ty gọi vốn từ các bên đối khác không chỉ giúp cho công ty giảm thiểu được gánh nặng về tài chính mà còn giúp cho công ty có thêm đối tác để phát triển sản phẩm của cả đôi bên cũng như đẩy mạnh nội lực và giá trị thương hiệu cho công ty về lâu dài.
- Tăng chi phí tốt, giảm chi phí xấu: Để biết được đâu là chi phí tốt, đâu là chi phí xấu, ta cần phải dựa vào độ tăng của các chi phí qua các năm và xét trên độ quan trọng của loại chi phí đó để có phương án điều chỉnh cho hợp lý. Chi phí tốt là những loại chi phí mà
mang lại giá trị gia tăng và đáp ứng được nhu cầu của công ty cũng như khách hàng (VD: Chi phí marketing, chi phí kinh doanh...), ngược lại chi phí xấu là những chi phí có thể cắt bỏ luôn mà không làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty (Quyết định sơ suất trong chiến lược kinh doanh, tuyển nhân sự hay các chi phí liên quan đến duy trì mặt bằng, cơ sở vật chất...)
3.2.3. Xây dựng thương hiệu và truyền thông
Mặc dù Công ty đã đạt được những thành tựu lớn trong quá trình phát triển, thế nhưng việc để khách hàng biết được và nhận diện được là câu chuyện hoàn toàn khác. Đến nay, 1Office đã được hơn 300.000 người dùng nhưng nếu hỏi về thương hiệu phần mềm quản trị nào được biết nhiều hơn thì đó là Base. Thế nên, Công ty phải tiếp tục đưa ra các định hướng cho việc xây dựng phát triển thương hiệu của mình, tránh tập trung quá vào việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng mà quên đi nhận diện thương hiệu của mình trên thị trường bằng cách hợp tác với các Công ty khác, cho ra nhiều sự kiện truyền thông trên các kênh quảng cáo để nâng cao việc khách hàng nhận diện thương hiệu Công ty Workway.
Công ty phải biết khơi dậy nhận thức của khách hàng và nhu cầu, nỗi đau của khách