Một số kiến nghị với Nhà Nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Workway (Trang 58 - 63)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.3. Một số kiến nghị với Nhà Nước

3.3.1. Giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp

Cho dù nền kinh tế có phát triển ở giai đoạn nào, từ suy thối cho đến hưng thịnh thì vẫn ln có các doanh nghiệp cần hỗ trợ để phát triển, từ đó đóng góp thặng dư vào cho nền kinh tế nước nhà. Vì thế, Nhà Nước cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nói chung ở các mảng sau:

- Giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn dễ hơn: Ngân hàng luôn là nơi mà gần như các doanh nghiệp đến để vay vốn cũng như để ngân hàng và Nhà Nước điều phối dòng tiền trên thị trường. Việc Nhà Nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng dễ dàng hơn như giảm lãi suất, gia hạn thêm thời hạn trả nợ, bơm thêm nguồn tiền vào cho ngân hàng, tư vấn các phương án hợp lý để sử dụng vốn là điều đáng để ý, đặc biệt trong thời gian gần đây do dịch Covid mà nhiều doanh nghiệp đã phá sản và cũng nhiều doanh nghiệp khác bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi. Ngoài nguồn vốn từ ngân hàng ra, vẫn còn rất nhiều nguồn vốn khác mà các doanh nghiệp nói chung và cơng ty Workway nói riêng có thể tiếp cận như quỹ đầu tư, các kênh đối tác...

- Phát huy tính năng động của các doanh nghiệp: Nhà Nước hỗ trợ doanh nghiệp qua các chính sách ưu đãi và viện trợ nhưng các doanh nghiệp không thể lúc nào cũng mãi trông cậy vào sự hỗ trợ, ngoài ra nếu Nhà Nước hỗ trợ quá nhiều sẽ khiến thị trường mất cân bằng cũng như tạo ra các doanh nghiệp lách luật và vi phạm. Việc hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc cho vay vốn mà còn ở việc Nhà Nước chú trọng vào việc đưa ra các phương án để doanh nghiêp phát triển, giúp doanh nghiệp tự chủ và phát triển được, cùng với đó là hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, thơng tin hữu ích để doanh nghiệp tham khảo, các chính sách cho các ngành...Thêm nữa, việc Nhà Nước cân đối được các chính sách vĩ mơ liên quan tới dòng tiền, lãi suất, đối ngoại sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nguồn lực cho riêng mình cũng như tăng khả năng ngoại giao và hợp tác với các công ty khác để vừa phát triển, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và vươn tầm quốc tế.

- Hình thành các chính sách mới: Nâng cao nhận thức đổi mới tư duy hình thành chính sách mới, đồng bộ về kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Thành công của đổi mới là do chấp nhận kinh tế hàng hoá, phát triển kinh tế thị trường. Sau khi chuyển đổi thành cơng thì giai đoạn mới địi hỏi phải có một quyết sách riêng đó là tạo nên mơi trường kinh tế - xã hội thuận lợi ổn định cho viêc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Tuyên truyền cho doanh nghiệp về bảo vệ thương hiệu: Để xây dựng phát triển và tránh tranh chấp về thương hiệu của các doanh nghiệp ở thị trường trong nước và ngoài nước trong thời gian tới Nhà nước cần có những tác động sau:

- Cần có chiến lược cũng như biện pháp cụ thể để tuyên truyền, giác ngộ cho các doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc đăng ký thương hiệu.

- Phổ biến các vấn đề chung về sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp như cánh thức thủ tục để đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, vấn đề quản trị sở hữu công nghiệp và đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể có những chỉ dẫn riêng cho từng đối tượng.

- Phát động chương trình xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu trên mạng, phối hợp với các ngành và địa phương để xây dựng danh mục sản phẩm cần có chỉ dẫn xuất xứ và địa lý.

3.3.2. Đẩy mạnh truyền thông thơng tin

Các Cơ quan chính phủ Nhà Nước là 1 trong những nguồn truyền thông đáng tin cậy nhất của doanh nghiệp. Do đó, các Cơ quan Nhà Nước cần nghiên cứu các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, sau đó dự báo và phổ biến cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp nâng cao khả năng xây dựng công ty cũng như điều hành được các chiến lược, kế hoạch mà mình đề ra như cân đối tài chính, tìm các biện pháp để nâng cao hiệu suất làm việc,... .

Đặc biệt, Bộ Truyền Thông cũng như Bộ Công Nghệ và Thông Tin là 2 cơ quan cần thiết với thị trường SaaS và các doanh nghiệp kinh doanh trong mảng này bởi 2 cơ quan này phụ trách việc đưa ra định hướng số hóa và áp dụng cơng nghệ thơng tin để phát triển cho mỗi doanh nghiệp cũng như truyền thông các cách làm để chuyển đổi số, các doanh nghiệp đã thành công và các đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số (Ví dụ: Base, 1Office, Misa...), từ đó mà tối ưu được số hóa cho từng ngành của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong mảng SaaS vừa nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình, vừa tìm kiếm được thêm khách hàng và vừa giúp được các doanh nghiệp khác vững mạnh hơn nhờ chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

3.3.3. Tổ chức lại cơ cấu nền kinh tế thông qua cạnh tranh của doanh nghiệp

Trên thị trường, mỗi ngày đều có 1 doanh nghiệp mới được thành lập hoặc doanh nghiệp khác phá sản và nhiều doanh nghiệp khác đang tồn tại trên thị trường và không ngừng cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường để nắm giữ được độ phủ trên thị trường và lôi kéo được khách hàng tiềm năng về cho mình. Những hiện tượng, hành động này của các doanh nghiệp đều là quy luật tất yếu trên thị trường: Doanh nghiệp nào yếu kém sẽ bị đào thải và bị vượt mặt bởi các đối thủ cạnh tranh, còn các doanh nghiệp nào mạnh thì sẽ trụ được trên thị trường và lớn mạnh hơn cũng như không ngừng cải tiến sản phẩm và doanh nghiệp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng thay

đổi từng ngày. Nhà Nước chỉ can thiệp vào thị trường khi nó đang trong tình trạng mất cân bằng và loại trừ những doanh nghiệp vi phạm pháp luật hoặc kìm lại xu hướng phát triển q khích.

Chính vì thế, Nhà Nước nên phân loại rõ các loại doanh nghiệp cũng như đặc thù doanh nghiệp để từ đó có các hỗ trợ hợp lý và cơng bằng cho các doanh nghiệp, đảm bảo tính cân đối trên thị trường cạnh tranh, cụ thể hơn là Nhà Nước sẽ chỉ hỗ trợ phần lớn liên quan đến việc làm thế nào để cân bằng thị trường cạnh tranh, khơng hỗ trợ hồn tồn các doanh nghiệp, từ đó để các doanh nghiệp tự vận động và phát triển trên thương trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

3.3.4. Cải cách, giảm thiểu thủ tục hành chính

Từ trước đến giờ, thủ tục hành chính của Việt Nam vẫn cịn rườm rà và nhiều quy trình, cơng đoạn tạo ra nhiều cản trở với các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, Nhà nước cần tiến hành cắt giảm các thủ tục không cần thiết, giảm thiểu các quy trình giấy tờ rườm rà khiến cho cả bên doanh nghiệp và bên cơ quan Nhà nước mất thời gian. Khơng ít lãnh đạo doanh nghiệp phàn nàn rằng doanh nghiệp của họ gặp khó khăn trong việc phát triển khi mà Nhà nước không đổi mới phương thức quản lý, thi hành các thủ tục hành chính. Việc Nhà nước giảm thiểu các công đoạn phức tạp trong việc xét duyệt vay vốn, cấp vốn đầu tư, trợ cấp bảo hiểm cho người lao động và doanh nghiệp... giúp cho không chỉ doanh nghiệp mà cả người lao động dễ dàng tiếp cận được lợi thế cạnh tranh tốt hơn và các lợi ích, quyền lợi đảm bảo cho cả doanh nghiệp và nhân viên an tâm cống hiến, phát triển cơng ty.

Đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và cơng bằng tạo mơi trường kinh doanh thơng thống, thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh trong những năm vừa qua, kéo theo sự thành lập và phát triển vượt bậc cũng như phá sản của nhiều doanh nghiệp khác nhau. Các thành phần kinh tế từ các doanh nghiệp nhà nước cho đến các doanh nghiệp tư nhân rồi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải khơng ngừng cạnh tranh và củng cố năng lực của mình để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng luôn biến động theo thời thế và áp lực cạnh tranh đến từ đối thủ và thị trường, doanh nghiệp nước ngồi. Chính vì thế, nâng cao năng lực cạnh tranh ln là nội dung được nhiều doanh nghiệp quan tâm cả ở trong nước và quốc tế.

Trong quá trình nghiên cứu và phân tích, bám sát vào thực trạng kinh doanh của Công ty Workway, công ty đã đạt được những thành công đáng kể thế nhưng vẫn còn những thử thách trước mắt và trong tương lai mà công ty cần phải khắc phục để phát triển công ty lớn mạnh thêm nữa qua việc khai thác tốt hơn nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh và định hướng chiến lược kinh doanh về sản phẩm để đảm bảo thực hiện được mục tiêu và định hướng lâu dài mà công ty đã đề ra.

Đề tài:“ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Workway” được nghiên cứu với mong muốn làm rõ các thực trạng năng lực cạnh tranh cuẩ cơng ty từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị để giúp Cơng ty Workway nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung nâng cao sức cạnh trạnh của mình trên thị trường.

Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn –TS Vũ Tam Hòa cùng các anh chị trong cơng ty đã giúp em hồn thành tốt khóa luận của mình !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Công ty Cổ phần Workway (2021), Báo cáo nhân sự giai đoạn 2017 - 2021, Hà Nội 2) Công ty Cổ phần Workway (2021), Báo cáo so sánh đối thủ Misa và Base cập nhật 2021, Hà Nội.

3) Cơng ty Cổ phần Workway (2021), Báo cáo tài chính giai đoạn 2017 - 2021, Hà Nội 4) Công ty Cổ phần Workway (2020), Báo cáo thông tin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, Hà Nội

5) Công ty Cổ phần Workway (2016), Sơ đồ tổ chức nhân sự của Công ty Cổ phần Workway, Hà Nội.

6) Ánh Dương (2021), 1Office nền tảng chuyển đổi số được quan tâm bậc nhất, Báo điện tử Cafef, truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021, <https://cafef.vn/1office-la-phan-mem- duoc-quan-tam-nhieu-tren-mang-20210423175926933.chn>

7) Phạm Cơng Đồn, Nguyễn Cảnh Lịch (2012), Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8) Cồ Thị Mai (2013), “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần VIWASEEN 6” Luận văn thạc sĩ, Đại học Thủy Lợi.

9) Đinh Vũ Trang Ngân (2011) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

10) Lý Thị Thu Vân (2019), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Ase Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại.

11) Phạm Thị Lê Vy (2017), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty TNHH Quảng Thành Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Dân Lập Hải Phòng.

12) Đỗ Trần Sơn (2014),“Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm phần mềm của Công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC”, Luận văn thạc sĩ, Viện đào tạo sau đại học – Đại học Bách Khoa Hà Nội.

13) Nguyễn Hồng Long,Nguyễn Hồng Việt (2015), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

14) Hà Văn Sự (2015), Giáo trình Kinh tế Thương mại đại cương, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

15) Hà Văn Sự (2021), Giáo trình Nguyên lý Quản lý kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Workway (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)