Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 94 - 138)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã đề xuất ở trên. Tác giả đã lấy ý kiến đánh giá của 19 CBQL, 22 giáo viên làm Tổ trưởng chuyên môn và 71 giáo viên tiểu học. Tổng số CBQL và GV được điều tra về việc đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp là 112 người. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Lập mẫu phiếu điều tra: Nội dung điều tra về tính cấp thiết, tính khả thi

của các biện pháp quản lý đề xuất ở các mức độ.

* Nhận thức về mức độ cấp thiết của 7 biện pháp được đề xuất có 4 mức độ: Rất cấp thiết; Cấp thiết; Ít cấp thiết; Không cấp thiết.

* Nhận thức về mức độ khả thi của 7 biện pháp được đề xuất có 4 mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi; Không khả thi.

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra. Bước 3: Phát phiếu điều tra.

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu:

* Kết quả khảo nghiệm được xử lý định tính ở các mức độ cụ thể như sau: - Mức độ 1: Rất cấp thiết và rất khả thi: 4 điểm

- Mức độ 2: Cấp thiết và khả thi: 3 điểm - Mức độ 3: Ít cấp thiết và ít khả thi: 2 điểm

- Mức độ 4: Không cấp thiết và không khả thi: 1 điểm

* Tính giá trị trung bình cho mỗi biện pháp đề xuất rồi sắp xếp thứ bậc.

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất

T T Tên biện pháp Mức độ cấp thiết X Thứ bậc 1 2 3 4

1 Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong

dạy học 105 7 0 0 441 3,94 1

2 Tổ chức bồi dưỡng cho GV về kiến thức, kỹ

năng tin học cơ bản 98 10 4 0 430 3,84 3

3 Nâng cao khả năng sử dụng phần mềm dạy học

và truy cập Internet hiệu quả cho giáo viên 82 16 14 0 404 3,61 5 4 Xây dựng quy trình thiết kế GADHTC có ứng

dụng CNTT cho GV và tổ chuyên môn. 84 15 13 0 407 3,63 4 5

Tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện

104 8 0 0 440 3,93 2

6

Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

82 12 18 0 400 3,57 6

7 Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả ứng

dụng CNTT trong dạy học của giáo viên 78 18 16 0 398 3,55 7 Tổng cộng: 633 86 65 0 2920 3,72 Kết quả khảo nghiệm: Qua việc kiểm định nhận thức mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất của tác giả đã được đánh giá rất cấp thiết, thể hiện điểm trung bình

X = 3,72 và có 7/7 biện pháp (100%) có điểm trung bình X > 3.

Trong đó: “Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học” được đánh giá rất cấp thiết với X = 3,94 xếp thứ bậc 1; biện pháp 5 “Tăng cường đầu tư phương tiện dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện” với X = 3,93 xếp thứ bậc

2; biện pháp 2 “Tổ chức bồi dưỡng cho GV về kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản”, với

X = 3,84 xếp thứ bậc 3; biện pháp 4 “Xây dựng quy trình thiết kế GADHTC có ứng

dụng CNTT cho GV và tổ chuyên môn” với X = 3,63 xếp thứ bậc 4; biện pháp 3

“Nâng cao khả năng sử dụng phần mềm dạy học và truy cập Internet hiệu quả cho giáo viên” với X = 3,61 xếp thứ bậc 5; biện pháp 6 “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh” với X = 3,57 xếp thứ bậc 6.

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất

TT Tên biện pháp Mức độ khả thi ∑ X Thứ bậc

1 2 3 4 1 Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học 106 6 0 0 442 3,95 1 2 Tổ chức bồi dưỡng cho GV về kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản

101 7 4 0 433 3,87 2

3

Nâng cao khả năng sử dụng phần mềm dạy học và truy cập Internet hiệu quả cho giáo viên 72 19 21 0 387 3,46 6 4 Xây dựng quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT cho GV và tổ chuyên môn. 86 15 11 0 411 3,67 3 5

Tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện

80 10 14 8 386 3,45 7

6

Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

79 16 17 0 398 3,55 4

7

Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên

77 19 16 0 397 3,54 5

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy các khách thể đánh giá những biện pháp đề xuất ở mức độ rất khả thi, được thể hiện bằng điểm trung bình X =3,64 và có 7/7 biện pháp (100%) có điểm trung bình X > 3.

Theo ý kiến đánh giá, mức độ khả thi của các biện pháp rất khả thi có 3 biện pháp: biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học” với X =3,95 xếp thứ bậc 1; biện pháp 2 “Tổ chức bồi dưỡng cho GV về kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản” với X =3,87 xếp thứ bậc 2; biện pháp 4 “Xây dựng quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT cho GV và tổ chuyên môn” với X =3,67 xếp thứ bậc 3.

Biện pháp 5 “Tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện” với X =3,45 xếp thứ bậc 7, có mức độ khả thi thấp nhất. Tuy nhiên biện pháp này lại có mức cấp thiết cao (Tính cấp thiết với X = 3,93). Sau khi thực hiện phân tích tính cấp thiết và tính khả thi sẽ kiểm chứng sự phù hợp của các biện pháp quản lý bằng phương pháp thống kê toán học để tính mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp theo công thức Spearman.

Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman: r = 1 -

6∑ D2

N (N2 -1)

Với:

r là hệ số tương quan.

D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh. N là số các biện pháp quản lý đề xuất.

Và quy ước: Nếu r > 0 là tương quan thuận. r < 0 là tương quan nghịch. Nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ. Nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng. Thay các giá trị vào công thức ta thấy:

r = 1 -

6.36

= 0,36 (72 -1)

Với hệ số tương quan r = 0,36 cho phép kết luận: mối tương quan trên là tương quan thuận. Có nghĩa là mức độ cấp thiết và mức độ khả thi phù hợp nhau.

Bảng 3.3. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp TT Tên biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Thứ bậc Thứ bậc Hiệu số (X) (Y) (X) (Y) D D2 1 Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học 3,94 3,95 1 1 0 0

2 Tổ chức bồi dưỡng cho GV về kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản

3,84 3,87 3 2 1 1

3

Nâng cao khả năng sử dụng phần mềm dạy học và truy cập Internet hiệu quả cho giáo viên

3,61 3,46 5 6 -1 1

4

Xây dựng quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT cho GV và tổ chuyên môn.

3,63 3,67 4 3 1 1

5

Tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện

3,93 3,45 2 7 -5 25

6

Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

3,57 3,55 6 4 2 4

7

Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên

3,55 3,54 7 5 2 4

ΣD2 = 36 Chúng ta cùng quan sát biểu đồ dưới đây:

■ Tính cấp thiết BTính khả thi

Qua biểu đồ trên chúng ta thấy cả 7 biện pháp mà tác giả đề xuất đều có tính tương quan thuận. Biện pháp 1, 2, 4, 6, 7 tính đồng thuận rất cao, chỉ có biện pháp số 5 có sự chênh lệch khá cao giữa tính cấp thiết và khả thi. Qua kết quả khảo nghiệm, chúng ta có thể khẳng định thêm một lần nữa, để quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My đạt hiệu quả cao cần thực hiện các biện pháp vừa cấp thiết vừa khả thi cơ bản đã nêu.

Tiểu kết chương 3

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học đồng thời kết hợp với khảo sát thực trạng việc Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lý:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho GV về kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản Biện pháp 3: Nâng cao khả năng sử dụng phần mềm dạy học và truy cập Internet

hiệu quả cho giáo viên

Biện pháp 4: Xây dựng quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT cho GV

và tổ chuyên môn.

Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện dạy học hiện đại, xây

dựng phòng học đa phương tiện

Biện pháp 6: Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra

đánh giá kết quả học tập của học sinh

Biện pháp7: Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong dạy

học của giáo viên

Tiến trình đề xuất các biện pháp quản lý, được đảm bảo đúng nguyên tắc đó là: Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính khả thi. Các biện pháp đề xuất quản lý được trình bày có hệ thống, đảm bảo tính mạch lạc dễ hiểu, dễ vận dụng. Thông qua kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm, khẳng định các biện pháp đề xuất là rất cấp thiết và rất khả thi, sẽ là một trong các lời giải cho bài toán nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nói riêng và các trường Tiểu học nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Công nghệ thông tin trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục và đào tạo. Ứng dụng CNTT trong dạy học là một xu thế tất yếu góp phần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một trong các nhiệm vụ của cán bộ quản lý mà trực tiếp là Hiệu trưởng nhằm tác động có tổ chức, có hướng đích để thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc sử dụng CNTT vào hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Luận văn đã hệ thống hóa, làm rõ các vấn đề lý luận có liên quan đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học như: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan; làm rõ các khái niệm; ứng dụng CNTT trong dạy học, quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của hiệu trưởng trường Tiểu học.

Luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My; phân tích mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân của nó. Qua đó đã xác định thực trạng về các vấn đề sau: Về ứng dụng CNTT trong dạy học, quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học. Muốn việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV trường Tiểu học đạt hiệu quả cao đòi hỏi hiệu trưởng phải tập trung quản lý.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề ra 7 biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My như sau: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học; Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho GV về kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản; Biện pháp 3: Nâng cao khả năng sử dụng phần mềm dạy học và truy cập Internet hiệu quả cho giáo viên; Biện pháp 4: Xây dựng quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT cho GV và tổ chuyên môn; Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện; Biện pháp 6: Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; Biện pháp7: Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên.

2.1. Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

- Có chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực CNTT làm việc cho ngành giáo dục.

- Thành lập đội ngũ các chuyên gia chuyên nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT để dạy học cho từng môn học ở từng cấp học.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các lớp bồi dưỡng về việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho CB, GV của các trường.

- Duy trì tổ chức các Hội thi giáo viên giỏi (khảo sát tiết dạy giáo án có ứng dụng CNTT), Hội thi thiết kế bài giảng Elearning, ngày hội CNTT, Hội thi các phần mềm ứng dụng trong dạy học...

- Tạo điều kiện cho CB, GV được đi tham quan thực tế ở những trường trong và ngoài thành phố đã có nhiều thành công trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học của các nhà trường.

- Đầu tư phương tiện dạy học cho các trường đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng theo hướng đồng bộ và hiện đại góp phần thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học đạt hiệu quả.

2.2. Đối với cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

Mỗi CBQL của các trường cần xác định quản lý là một công việc khó, nhất là quản lý việc dạy học còn khó khăn hơn. Vì vậy để có thể quản lý thành công việc ứng dụng CNTT trong dạy học, mỗi CBQL cần nỗ lực cố gắng trong công tác quản lý của mình và có những việc làm cụ thể sau:

- Đảm bảo các điều kiện cho nhà trường để thực hiện tốt các biện pháp mà đề tài này đã xây dựng.

- Tự tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao trình độ lý luận cho bản thân về quản lý giáo dục nói chung và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học nói riêng.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho CBGV nhà trường và tạo mọi điều kiện để CBGV nhà trường được đi học tập nâng cao trình độ.

- Xây dựng nhà trường thành một tổ chức có văn hóa, một môi trường sư phạm tiến bộ, khoa học, hiện đại./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nxb Chính trị Quốc gia.

2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương

lai vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lí giáo dục. Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 (Khoá XI)

về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo

5. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (Tháng 3/2021), Tài liệu học tập các văn kiện

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nxb Chính trị quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 94 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)