Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng Công nghệ thông tin trong

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 77 - 79)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng Công nghệ thông tin trong

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học trong dạy học

a. Mục đích của biện pháp

Hiệu trưởng cần tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức để làm cho CBGV thấy được vai trò to lớn sự cần thiết phải điều chỉnh cách nhìn nhận về ứng dụng CNTT vào dạy học, đặc biệt nhận thức đúng trong việc thiết kế, sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay. Trên cơ sở đã nhận thức đúng đắn, với sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, GV sẽ tích cực thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT.

Ban giám hiệu cần tạo sự nhất trí, đồng thuận ngay trong ban lãnh đạo nhà trường: Chi bộ, Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội trên cơ sở đó tạo thành khối thống nhất, quyết tâm chung của tập thể GV, nhân viên toàn trường, để từ đó tích cực thiết kế và sử dụng loại giáo án này.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trong bối cảnh mà việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và thiết kế ứng dụng vào bài giảng nói riêng mới phát triển và còn nhiều bất cập và tranh luận như hiện nay thì việc đề xuất đưa ra một quy trình quản lý thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT là vấn đề không thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Do vậy, nhiệm vụ của người CBQL là phải làm thế nào cho tập thể GV, HS và các bậc phụ huynh và toàn xã hội nhận thức rõ tầm quan trọng, tính cần thiết phải đi trước, đón đầu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào dạy học, đồng thời phải hiểu đúng, vận dụng đúng hài hòa, hợp lý, tránh lạm dụng thì mới nâng cao chất lượng giáo dục. Để làm được điều đó yêu cầu trong công tác quản lý cần phải tổ chức bồi dưỡng cho GV nhận thức sâu sắc, nắm rõ văn bản pháp quy của ngành Giáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, từ đó chuyển hoá những nội quy, quy định của nhà trường thành ý thức tự giác, tự nguyện, thành trách nhiệm cá nhân, làm cho tất cả các thành viên trong tập thể thừa nhận sự tất yếu và cần thiết

của việc dạy học bằng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT.

Để thực hiện được biện pháp này, mỗi GV cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với chuyên môn để đầu tư công sức vào mỗi bài giảng. CBQL cần tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện, biết chia sẻ, hỗ trợ và tin cậy lẫn nhau sẽ góp phần rất lớn để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới.

CBQL cần có sự định hướng lại một số thuật ngữ khi ứng dụng CNTT trong dạy học. Định hướng lại cho GV hiểu về bản chất của giáo án DHTC có ứng dụng CNTT theo quan điểm tích hợp hiệu quả giữa các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực với công nghệ dạy học mới - CNTT, từ đó sẽ có quy trình thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án DHTC có ứng dụng CNTT trong môi trường dạy học ĐPT. Để GV hiểu và soạn giáo án được theo đúng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay trước hết phải cho họ hiểu rõ thế nào là giáo án DHTC có ứng dụng CNTT.

CBQL cần tổ chức nhiều biện pháp và hình thức khác nhau để nâng cao nhận thức về thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT cho CBGV bằng các chương trình học tập, bồi dưỡng GV, bồi dưỡng theo chu kì, bồi dưỡng thường xuyên cụ thể:

- Nhà trường có chủ trương ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, đồng thời hiện thực hoá chủ trương đó bằng hành động triển khai cụ thể.

- Chi bộ, BGH nhà trường thống nhất chủ trương, nghị quyết về việc đưa CNTT vào các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng.

- Nhà trường cung cấp văn bản chỉ đạo của các cấp về việc ứng dụng CNTT trong dạy học; cung cấp các thông tin về xu thế phát triển của thời đại nâng tầm hiểu biết cho cả lãnh đạo và giáo viên; xây dựng văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể theo từng môn học; thường xuyên cập nhật văn bản mới.

Xây dựng kế hoạch chi tiết: Đưa vào kế hoạch năm học như là nhiệm vụ trọng tâm. Thành lập Ban chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học. Triển khai theo từng công việc, giao trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo về nhiệm vụ mà họ phụ trách. Xây dựng tủ sách dùng chung, có kế hoạch mua thêm tài liệu, đăng kí các loại báo, tạp chí liên quan đến ứng dụng CNTT trong dạy học như: Tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng, các phần mềm dạy học... Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và trình diễn kỹ thuật thiết kế giáo án DHTC có ứng dụng CNTT. Đề cao vai trò tự học tự nghiên cứu của mỗi giáo viên. Động viên và định hướng giáo viên lựa chọn bài dạy có nội dung phù hợp để thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT. Đề ra kế hoạch và động viên GV cộng tác soạn bài theo từng khối lớp tạo ra hệ thống giáo án DHTC có ứng dụng CNTT dùng chung. Có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với những CBGV đi đầu làm nòng cốt hoặc có những sáng kiến hay.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)