Thực trạng quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 70 - 72)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.3. Thực trạng quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có

ứng dụng Công nghệ thông tin

a. Công tác lập kế hoạch

Căn cứ vào văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT; hàng năm Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường, xây dựng kế hoạch thi thiết kế bài giảng Elearning nhưng triển khai ở cấp trung học cơ sở, thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện bắt buộc phải có tiết dạy có ứng dụng CNTT...., chỉ đạo các trường học rà soát và bồi dưỡng kiến thức tin học cơ bản cho giáo viên với 5 nội dung: Word, Powerpoint, Excel, tạo mail gửi và nhận tài liệu qua Internet, truy cập và khai thác tư liệu trên Internet, các lớp tập huấn các phần mềm mã nguồn mở Open office, các phần mềm ứng dụng trong dạy học, đưa vào là một tiêu chí cứng để đánh giá thi đua các trường. Từ đó các trường lên kế hoạch cho việc thực hiện ứng dụng CNTT, cũng như việc soạn GADHTC có ứng dụng CNTT, có kế hoạch tổ chức các buổi thao giảng, các hội thi về giảng dạy bằng GADHTC có ứng dụng CNTT, đề ra các biện pháp để thực hiện kế hoạch đó, đồng thời cũng có kế hoạch mua sắm PTDH hiện đại và đưa việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT vào nhiệm vụ sinh hoạt của tổ chuyên môn và giảng dạy của giáo viên. Tuy nhiên, Phòng GD&ĐT huyện chưa có kế hoạch tổ chức cuộc thi giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học, thi thiết kế bài giảng Elearning ở các trường tiểu học, việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT ở các trường còn chung chung, chưa bám sát tình hình thực tế của trường về CSVC, PTDH hiện đại, đặc biệt là năng lực sư phạm và trình độ tin học của đội ngũ GV dẫn đến kế hoạch không khả thi.

b. Tổ chức thực hiện

Do phần lớn do các văn bản chỉ đạo vẫn còn rất chung chung, chỉ là tăng cường, tích cực..., các tài liệu liên quan đến ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học lại chưa được cung cấp đầy đủ, đa số là giáo viên tự sưu tầm, tự nghiên cứu nên khâu tổ chức thực hiện của các trường chưa được tốt. Đồng thời quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT như thế nào cũng chưa có hướng dẫn cụ thể, làm cho CBQL các trường lúng túng từ việc lên kế hoạch bồi dưỡng GV về CNTT, mua sắm PTDH hiện đại đến khâu kết hợp điều phối các nguồn lực.

c. Công tác chỉ đạo

Công tác chỉ đạo thực hiện còn nhiều khâu vướng mắc, bất cập như khâu định hướng cho GV về thiết kế và sử dụng hiệu quả GADHTC có ứng dụng CNTT thì chưa có hướng chỉ đạo cụ thể. Việc dạy trên lớp như thế nào? Dạy cái gì? Bài soạn ra sao? Ý tưởng và cách thiết kế như thế nào? Chưa có sự chỉ đạo nhất quán từ phía CBQL giáo dục do đó khi tổ chức tập huấn bồi dưỡng thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT hầu hết là theo kiểu trình chiếu, đa số GV sử dụng MS.PowerPoint để thiết kế trình chiếu cả giờ dạy 35 phút thay cho viết bảng, ngay cả những cuộc thi GV dạy giỏi, các buổi chuyên đề, hội giảng,... có nhiều giáo án sử dụng toàn bộ bài là trình chiếu dẫn đến lạm dụng CNTT trong dạy học. Thực trạng này còn diễn ra là do những hạn chế của khâu định hướng và tổ chức chỉ đạo của CBQL trong việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT.

d. Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá là một hoạt động rất quan trọng trong công tác quản lý. CBQL của các trường đã đề ra ngay từ khâu lập kế hoạch và tổ chức thực hiện qua các đợt thao giảng, dự giờ hay các hội thi...Tuy nhiên việc điều chỉnh, góp ý thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT của giáo viên lại chưa được thực hiện có hiệu quả. Bởi thực tế nhiều CBQL chưa biết CNTT hoặc chỉ biết sơ sài hoặc khi chỉ xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai để đối phó cho có mà không có đánh giá rút kinh nghiệm quá trình thực hiện.

Nhận xét chung: Quản lý giáo án của GV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ CBQL nhà trường. Trong giáo án thể hiện việc chuẩn bị giờ dạy của giáo viên như thế nào, giáo án là hồ sơ bắt buộc đối với mỗi GV khi lên lớp. Việc kiểm tra hồ sơ, đặc biệt là giáo án của GV được diễn ra thường xuyên. Thực tế cho thấy, CBQL cùng tổ trưởng của các tổ chuyên môn mới chỉ quan tâm đến số lượng của giáo án tức là mới chỉ kiểm tra xem GV đã soạn đủ giáo án theo tiến độ quy định hay chưa, còn chất lượng giáo án của mỗi GV ra sao thì chưa thể kiểm định được. Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My mới quy định giáo viên sử dụng giáo án điện tử thay cho giáo án giấy, nhưng không quy định số giờ dạy soạn GADHTC có ứng dụng CNTT trong một năm học đối với giáo viên. Các trường đều cho giáo viên đăng kí sử dụng giáo án in. Tuy nhiên, khi kiểm tra cho thấy việc thực hiện quy định này không tốt. Rất nhiều giáo viên đăng kí sử dụng giáo án in, nhưng không thực hiện soạn GADHTC có ứng dụng CNTT và dạy đủ như kế hoạch đã đăng kí. Chưa kể đến việc kiểm tra chất lượng việc soạn GADHTC có ứng dụng CNTT. Kết quả thu được khi tiến hành điều tra thực tế về vấn đề này ở các trường như sau: 100% số CBQL của 11 trường cho rằng muốn nâng cao chất lượng của các giờ dạy thì cần phải quản lý chặt chẽ việc thiết kế và sử dụng giáo án của GV thế nhưng đây là một công việc hết sức khó khăn đối với đội ngũ CBQL vì số lượng giáo án của đội ngũ GV của mỗi trường phải soạn là rất lớn. Trong tổng số ….. CBQL của 11 trường thì có .…CBQL cho rằng việc áp dụng

cho toàn bộ đội ngũ GV nhà trường soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT là không thể thực hiện được. Còn trong số những GV của 7 trường được điều tra về vấn đề này, 100% GV cho rằng nhà trường chưa có sự hướng dẫn về quy trình thiết kế, sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Từ kết quả điều tra này cho thấy quản lý việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT vẫn chưa được đội ngũ CBQL các trường thực sự quan tâm đúng mức.

2.6. Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

Từ những nghiên cứu trên về thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Tác giả thấy những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân sau:

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)