Quản lý việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.5. Quản lý việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

của học sinh

Việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chính là việc sử dụng các PTDH hiện đại, các phần mềm vào hỗ trợ đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các trường cần tăng cường ứng dụng như sử dụng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, giao bài tập trên trang Web, Check Online, ... nhằm tránh thói quen “học vẹt” của HS, giúp cho HS chủ động có phương pháp học tập tích cực, hiệu quả.

Tiểu kết chương 1

Mục đích phát triển giáo dục nước ta hiện nay là phải nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện. Một trong những vấn đề trăn trở của ngành giáo dục là: làm

thế nào để CNTT thực sự góp phần nâng cao chất lượng giáo dục? Làm thế nào để nhanh chóng đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao về CNTT để đáp ứng nhu cầu xã hội, thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội theo xu thế hội nhập khu vực và thế giới? Cần quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Qua việc nghiên cứu lịch sử vấn đề và một số khái niệm công cụ cơ bản, một số đặc trưng chủ yếu của quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học. Trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học thì CBQL cần phải lưu ý một số điểm sau:

Trước hết, CBQL cần phải giúp GV của nhà trường nhận ra rằng công nghệ có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được vai trò chủ đạo của GV trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. Phương tiện có hiện đại đến đâu thì cũng vẫn chỉ là những máy móc vô hồn, không có cảm xúc, không có tư duy sáng tạo như con người.

CBQL cần phải làm cho đội ngũ GV nhà trường hiểu được rằng, không có phần mềm nào có thể thiết kế được giáo án dạy học. Máy vi tính chỉ là công cụ hỗ trợ cho GV trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, không thể hoàn toàn thay thế được vai trò của GV. Cho nên CBQL cần phải lưu ý GV không được ỷ lại vào máy vi tính mà tự đánh mất vai trò quan trọng của chính mình trong các giờ dạy.

Thực tiễn cho thấy, hầu hết GV hiện nay rất ngại ứng dụng CNTT trong dạy học một phần vì trình độ tin học của GV hiện nay còn hạn chế, cuộc sống của đa số GV còn khó khăn nên chưa thực sự tâm huyết với nghề. Nhưng chủ yếu vẫn do nhận thức của GV về ứng dụng CNTT trong dạy học chưa đúng. Rất nhiều GV có tính bảo thủ cho rằng cần gì phải ứng dụng CNTT trong dạy học vì từ trước đến nay với các PTDH truyền thống họ vẫn có thể đào tạo được rất nhiều thế hệ HS trưởng thành và trở thành nhân tài cho đất nước. Những GV có suy nghĩ về việc ứng dụng CNTT trong dạy học như vậy là do họ chưa nắm được cơ sở lý luận về vấn đề này. Do vậy để tiến trình quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học được diễn ra mà không gặp phải nhiều khó khăn trở ngại thì một việc quan trọng nữa mà mỗi nhà trường cần phải làm đó là làm tốt công tác tư tưởng cho CBGV, nhân viên của nhà trường để họ nhận thấy rằng ứng dụng CNTT để dạy học là một yêu cầu tất yếu, là khâu đột phá trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các nhà trường.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát công tác ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên ở các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

- Khảo sát công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng ở trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

- Khảo sát điều kiện, phương tiện dạy học phục vụ công tác ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

- Trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học.

- Quan sát một số tiết dạy có ứng dụng CNTT; tiến hành phỏng vấn HS, GV và CBQL; rút ra được những nhận xét về công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học.

2.1.4. Kế hoạch tổ chức khảo sát

a. Đối tượng khảo sát

+ Cán bộ quản gồm: 7 Hiệu trưởng, 12 Phó Hiệu trưởng của 7 trường Tiểu học + 22 Tổ trưởng chuyên môn của 7 trường Tiểu học

+ 71 giáo viên của 7 trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

b. Thời gian và địa bàn khảo sát

- Thời gian: Từ tháng 03/2021 đến tháng 05/2021.

- Địa bàn khảo sát: 6 trường Tiểu học và 1 trường PTDTBT Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

c. Các giai đoạn tiến hành khảo sát

- Tháng 03 năm 2021: Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường Tiểu học.

- Tháng 04-05 năm 2021: Khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường Tiểu học.

2.2. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bắc Trà My – tỉnh Quảng Nam tỉnh Quảng Nam

Bắc Trà My là địa bàn thuộc vùng Trà My (cũ), được người xưa lưu truyền là “cao sơn ngọc quế”, là vùng rừng núi bạt ngàn ở phía Tây Quảng Nam (có tên gọi là Đắk Tamin), có ngọn núi Ngọc Linh cao gần 2.600m, được mệnh danh là “nóc nhà của miền Nam nước Việt”. Trước đây, vùng Trà My bao gồm cả huyện Phước Sơn, là nơi cư ngụ của bà con các dân tộc Cadong, Mơnông, Xêđăng, Cor... Sau Cách mạng tháng Tám, nơi đây đượcc gọi là châu Trà My, được biết đến như là “thủ đô kháng chiến” trong đấu tranh chống Mỹ cứu nước.

Bắc Trà My được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Trà My trước đây theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ, có tổng diện tích tự nhiên 825,44km2, dân số trung bình (năm 2012) là 40.427 người, đây là vùng đất có truyền thống đấu tranh cách mạng, giàu bản sắc văn hóa và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Về đơn vị hành chính huyện Bắc Trà My gồm 12 xã và 1 thị trấn.

Bắc Trà My là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 50 km về hướng Tây Nam, nằm trên giao lộ của hai tuyến giao thông huyết mạch là Trường Sơn Đông và Nam Quảng Nam kết nối các khu vực phát triển năng động (Chu Lai, Dung Quất) lên Tây Nguyên, sang Lào, Cam-pu-chia và ngược lại thông qua các cửa khẩu Bờ Y và Nam Giang.

Phía Bắc giáp huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, Phú Ninh. Phía Nam giáp huyện Nam Trà My. Phía Đông giáp huyện Núi Thành và tỉnh Quảng Ngãi. Phía Tây giáp huyện Phước Sơn. Bắc Trà My được định hướng là hạt nhân phát triển cho Cụm Tây Nam Quảng Nam (Tiên Phước -Bắc Trà My -Nam Trà My) thuộc Hành lang phát triển Nam Quảng Nam và có các mối quan hệ lãnh thổ, kết nối về hướng Đông Bắc với Cụm động lực phát triển Chu Lai (Tam Kỳ-Núi Thành-Phú Ninh) thuộc Vùng Đông Quảng Nam thông qua tuyến Nam Quảng Nam và ĐT 616 (nay là quốc lộ 40B), kết nối về hướng Tây Bắc với các huyện Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang,... và xa hơn là Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang thông qua Lào thông qua các tuyến Đông Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14D, kết nối về hướng Tây Nam với khu vực Tây Nguyên và xa hơn là Lào, Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y thông qua tuyến Nam Quảng Nam, kết nối về hướng Đông Nam với tỉnh Quảng Ngãi, khu kinh tế Dung Quất thông qua tuyến Trà My -Trà Bồng (nay là quốc lộ 24C) và ĐT 622.

Bắc Trà My với lợi thế có khí hậu mát mẻ, môi trường trong lành và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, kỳ thú. Hệ thống sông, suối có nhiều thác nước cao và đẹp nằm trong rừng nguyên sinh như HốNai (Trà Bui), thác Bà Bình (Trà Kót),...Hiện nay, có 2 di tích lịch sử tiêu biểu cấp quốc gia, Khu di tích lịch sử cách mạng Trung Trung Bộ- Nước Oa, Di tích chiến thắng Đồn xã Đốc, còn khá nhiều di tích có nhiều ý nghĩa và giá trị lịch sử, như Di tích Sơn Phòng Dương Yên, Khu tưởng niệm Đèo bà Đốc (Trà Dương), Bia di tích lịch sử Đảng bộTrà My (Trà Giang), .... Một trong những nét đặc

sắc trong văn hóa Trà My là các giá trị truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây, trong đó nổi bật là bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Ca Dong và đồng bào dân tộc Cor. Với các di tích lịch sử cách mạng, với bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, Bắc Trà My có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa -lịch sử, du lịch sinh thái khá phong phú. Có thể phát triển nhiều mô hình du lịch văn hóa thông qua các hoạt động như: cắm trại về nguồn, lễ hội làng bản người Ca dong (mừng lúa mới, biểu diễn cồng chiêng, uống rượu cần, dệt thổ cẩm ...).

Tài nguyên đất đai là một tiềm năng, thế mạnh của huyện trong phát triển các vùng trồng cây nguyên liệu, cây công nghiệp, phát triển kinh tế vườn rừng, kinh tế trang trại, trồng cỏ nuôi bò và phát triển rừng nhiệt đới. Nếu khai thác tốt diện tích đất đồi núi chưa sử dụng, Bắc Trà My sẽ tạo ra được những giá trị kinh tế tương đối lớn và sẽ giải quyết ổn định các điểm dân cư nông thôn, hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong tương lai.

Mạng lưới sông suối ở Bắc Trà My không chỉ là nguồn cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho huyện mà còn có ảnh hưởng lớn tới nguồn nước cả tỉnh Quảng Nam, vì đây là nguồn và là lưu vực rộng lớn tạo nên nguồn nước sông Thu Bồn. Hệ thống này còn có thể khai thác thuỷ lợi, thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản và gắn với hệ thống phục vụ du lịch sinh thái. Tài nguyên rừng của Bắc Trà My là một vốn quý, đem lại không chỉ cho huyện mà cho cả tỉnh Quảng Nam những lợi ích to lớn về môi trường, sinh thái, ngăn ngừa lũ lụt và những nguồn lợi kinh tế khác.

Kết cấu hạ tầng của huyện đang ngày càng hoàn thiện, đã hoàn thành quy hoạch vùng huyện và lập qua hoạch nông thôn mới các xã, quy hoạch chung xây dựng thị trấn Trà My diễn ra nhanh, tập trung dầu tư kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng y tế, giáo dục, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật,… nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.

Huyện Bắc Trà My tập trung 558 cơ sở (51 doanh nghiệp và 7 hợp tác xã ) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng với 1390 lao động, như: cụm công nghiệp Tinh dầu quế, nhà máy băm keo, sản xuất vật liệu xây dựng và các loại hình tiểu thủ công nghiệp cũng được phát triển về gia công mộc, cơ khí, may mặc, in ấn, điện tử, khai thác vật liệu xây dựng,…. Nơi đây cũng đang kêu gọi, thu hút đầu tư các ngành nghề đã ký kết ghi nhớ đầu tư 9 dự án với tổng mức dự kiến 573 tỷ đồng. Với một chính sách thông thoáng, cởi mở tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các nhà đầu tư từ các cấp chính quyền, các nhà đầu tư đến đây yên tâm làm ăn.

Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển nhanh tập trung ở Chợ Bắc Trà My, Chợ Trà Đông và Chợ phiên cụm xã Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka và nhiều đại lý bán sỉ và lẻ các mặt hàng phong phú đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, một số cơ sở kinh doanh có quy mô lớn, hoạt động mang tính chuyên nghiệp được hình thành như Điện máy xanh, Thế giới di động, của hàng xe máy, các siêu thị Mini Mart; kinh doanh ăn uống, lưu trú và bán lẻ hàng hóa tiếp tục phát triển. Hình thành tuyến xe buýt Trà My – Tam Kỳ, Trà My – Huế đã tạo điều kiện thuận lợi để luân chuyển hàng hoá, đón đưa khách đến với huyện Bắc Trà My.

Trong công tác đầu tư hạ tầng cơ sở, huyện đã chú trọng hạ tầng giao thông, hạ tầng khung đô thị và trung tâm xã, hạ tầng xã hội. Ngoài kiến nghị tỉnh sớm đầu tư, mở rộng nâng cấp quốc lộ 40B, tiếp tục lập các dự án tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình giao thông huyết mạch như Trà Kót – Tam Trà, Sông Trường Trà Giác nối quốc lộ 24C với đường Trà Giác – Giáp – Ka, đường tránh lũ ven sông trường. Tiếp tục hoàn chỉnh một số hạ tầng khung đô thị, tập trung các dự án: Kè ven Sông Trường, xây dựng nhà máy nước trung tâm huyện, trung tâm thương mại – trưng bày các sản phẩm huyện. Hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các khu dân cư mới; xây dựng nhà máy xử lý rác thải; xây dựng trung tâm hội nghị huyện; hoàn chỉnh hệ thống giao thông, điện chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh tại các xã. Hoàn thiện trung tâm hành chính huyện, đầu tư xây dựng trị sở làm việc Huyện ủy, Mặt trận và các hội đoàn thể, công viên cây xanh. Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch, xây dựng sân vận động, nhà văn hóa thể thao tại trung tâm các xã, đầu tư nâng cấp, mở rộng, sửa chữa các trường học, chú trọng xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới, mở rộng trung tâm y tế huyện, xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn về cơ sở hạ tầng.

Nền kinh tế huyện phát triển theo cơ cấu: Thương mại, dịch vụ - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Nông, lâm nghiệp, thủy sản. Trong đó Thương mại - Dịch vụ giữ vai trò chủ đạo, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp giữ vị trí quan trọng, Nông - Lâm nghiệp giảm dần tỷ trọng đến mức ổn định. Mục tiêu trong những năm đến là "Xây dựng huyện Bắc Trà My trở thành đô thị loại 5 xứng tầm là Trung tâm tiểu vùng Tây Nam Quảng Nam (Tiên Phước – Bắc Trà My – Nam Trà My), là địa phương nằm trên trục hành lang phía Tây Nam của tỉnh, thị trấn Trà My là trung tâm hạt nhân trong chuỗi liên kết thị trấn Tiên Kỳ - Trà My – Tăkpỏ, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của tỉnh Quảng Nam".

2.3. Thực trạng phát triển giáo dục tiểu học của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Quảng Nam

Trong những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền huyện Bắc Trà My luôn quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, quyết định của các Bộ, ban ngành về giáo dục và đào tạo, tăng cường công tác khuyến học, khuyến tài, ứng dụng CNTT trong dạy học, xây dựng xã hội học tập và ổn định quy mô trường lớp đáp ứng yêu cầu học tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Đến nay huyện Bắc Trà My có 01 trường THPT, 01 trường PTDTNT Nước Oa, 03 trường PTDTBT liên cấp TH - THCS, 04 trường PTDTBT THCS, 06 trường THCS, 06 trường tiểu học, 05 trường PTDTBT tiểu học, 13 trường mẫu giáo và 02 trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)