8. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
a. Mục đích của biện pháp
Ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS một cách chính xác, hiệu quả là cơ sở đưa ra những quyết định quan trọng trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học. Thống nhất trong chỉ đạo việc khai thác, sử dụng CNTT trong đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường. Kiểm tra nhanh việc nắm kiến thức cơ bản của học sinh. Đánh giá kết quả khách quan hơn.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng sử dụng CNTT, Hiệu trưởng cần chỉ đạo các việc sau:
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá dạy học phải căn cứ vào mục tiêu dạy học của từng môn học trong trường Tiểu học.
- Đưa hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập. Khuyến khích việc kiểm tra củng cố bài (cuối giờ học) bằng hình thức trắc nghiệm.
- Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn phân công thực hiện việc biên soạn đề trắc nghiệm, sắp xếp theo từng chương, mục để xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
- Chỉ đạo Ban CNTT thực hiện sưu tầm các phần mềm trắc nghiệm, các phần mềm ôn tập bằng hình thức trắc nghiệm để làm phong phú thêm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trong nhà trường.
- Chỉ đạo nâng cấp trang website của trường, nối mạng phòng máy tính để học sinh cũng có thể tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Thiết kế trang web, trong đó có phần ôn tập củng cố kiến thức với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm sắp xếp từ dễ đến khó có quy định thời gian làm bài và chấm điểm.
Để đảm bảo tính giáo dục toàn diện, công tác biên soạn bài tập trắc nghiệm cần thực hiện việc tách rời ba khâu: dạy, ra đề và kiểm tra. Khi số lượng câu hỏi đủ lớn, có thể đưa phần mềm trắc nghiệm lên mạng cho học sinh tự ôn tập ở nhà. Tổ chức kiểm tra trên máy cũng là hình thức chống tiêu cực trong thi cử. Biện pháp chống tiêu cực lý tưởng là giáo dục học sinh tự giác “không muốn quay cóp”, tuy nhiên việc giáo dục hiện nay chưa thể đạt tới điều này. Để hạn chế học sinh “không quay cóp” thì khi tổ chức các kỳ kiểm tra, CBQL phải thực hiện tốt việc phân chia phòng thi, trộn lẫn học sinh các lớp cùng khối, bố trí nhiều phương án đánh số báo danh, phân công coi thi một cách nghiêm túc, đúng quy chế... còn việc kiểm tra trắc nghiệm trên máy sẽ làm cho học sinh “không thể quay cóp”.
- Chỉ đạo ứng dụng CNTT vào quản lý điểm, nhằm mục đích quản lý được tiến độ kiểm tra theo quy định của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó có những quyết định quản lý chính xác, hiệu quả.
- Giáo viên phải nắm vững kiến thức và hình thức kiểm tra, nắm vững kiến thức tin học. Nội dung và hình thức kiểm tra phải phù hợp với đối tượng. Giáo viên bộ môn phải có khả năng thiết kế các loại hình kiểm tra.
- Hiệu trưởng nhà trường phải phân công một lãnh đạo phụ trách việc ứng dụng CNTT trong quản lý và trong dạy học, đầu tư về con người, thời gian và tài chính cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.