Nội dung khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tiếng anh của các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn thành phố quảng ngãi (Trang 88)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Sau khi cung cấp tài liệu về các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh tại các TTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi để đối tượng khảo sát nghiên cứu, tác giả sử dụng phiếu hỏi để xin ý kiến đối tượng bao gồm 20 CBQL và 50 giáo viên tiếng Anh.

Các ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm theo thang điểm đã xây dựng cho tính cấp thiết và tính khả thi của từng biện pháp được đề xuất bao gồm các mức: 1 điểm: Không cấp thiết/Không khả thi, 2 điểm: Cấp thiết/Khả thi, 3 điểm: Rất cấp thiết/Rất khả thi; sau đó tính điểm trung bình và đối chiếu với thang đo dưới đây:

Từ 1 – 1,66: Không cấp thiết/Không khả thi Từ 1,67 – 2,33: Cấp thiết/Khả thi

Từ 2,34 – 3: Rất cấp thiết/Rất khả thi

Các biện pháp được tính điểm trung bình đồng thời sử dụng hệ số tương quan Pearson để xem xét mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.4.1. Về tính cấp thiết

Bảng 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp

Nhóm Biện pháp Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Điểm trung bình Đầu vào

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ nhân viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động đào tạo

33 37 0 2.47

Biện pháp 2: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy chế quản lý của các trung tâm

44 26 0 2.63

Biện pháp 3. Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ, hiện đại

41 29 0 2.59

Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

Nhóm Biện pháp Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Điểm trung bình Quá trình

Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

52 18 0 2.74

Biện pháp 6: Kết hợp giảng dạy với việc giáo dục thái độ, động cơ học tập, hình thành ý thức kỷ luật ở học viên

49 21 0 2.70

Biện pháp 7: Xây dựng "môi trường phục vụ hoạt động đào tạo" tại trung tâm.

45 25 0 2.64

Đầu ra Biện pháp 8: Tăng cường quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập cuối khoá của học viên

60 10 0 2.86

Biện pháp 9: Quản lý có hệ thống việc tổ chức cấp phát văn bằng, chứng chỉ

50 20 0 2.71

Biện pháp 10: Tổ chức hoạt động "theo vết" học viên sau khi hoàn thành các khóa học

47 23 0 2.67

(Nguồn: Khảo sát của đề tài)

Qua bảng 3.1 có thể thấy các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá rất cao ở tính cấp thiết, cụ thể:

- Biện pháp 4. “Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội

ngũ giáo viên” và Biện pháp 8 “Tăng cường quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập cuối khoá của học viên” là hai biện pháp được đánh giá là cấp thiết nhất với điểm trung bình là 2,87 và 2,86.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp bởi yếu tố con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất, đối với hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học tiếng Anh nói riêng thì đội ngũ GV chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại.

- Biện pháp 6 “Kết hợp giảng dạy với việc giáo dục thái độ, động cơ học tập,

hình thành ý thức kỷ luật ở học viên” với điểm trung bình 2,70 (xếp vị trí thứ 3) và

Biện pháp 10 "Tổ chức hoạt động "theo vết" học viên sau khi hoàn thành các khóa

học" điểm trung bình 2,67 (đứng thứ 5) cho thấy việc cần thiết phải tăng cường quản lý hoạt động học tập của học viên trong quá trình đào tạo cũng như cần có sự "theo vết", liên hệ với học viên một cách chặt chẽ hơn sau mỗi khoá đào tạo. Chất lượng học viên chính là thước đo chính xác nhất đối với mỗi trung tâm, tuy nhiên hiện nay công tác này vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức.

3.4.4.2. Về tính khả thi

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp

Nhóm Biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm trung bình Đầu vào

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ nhân viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động đào tạo

47 23 0 2.67

Biện pháp 2: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy chế quản lý của các trung tâm

45 25 0 2.64

Biện pháp 3. Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ, hiện đại

39 31 0 2.56

Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

51 19 0 2.73

Quá trình

Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

50 20 0 2.71

Biện pháp 6: Kết hợp giảng dạy với việc giáo dục thái độ, động cơ học tập, hình thành ý thức kỷ luật ở học viên

47 23 0 2.67

Biện pháp 7: Xây dựng "môi trường phục vụ hoạt động đào tạo" tại trung tâm.

44 26 0 2.63

Đầu ra

Biện pháp 8: Tăng cường quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập cuối khoá của học viên

58 12 0 2.83

Biện pháp 9: Quản lý có hệ thống việc tổ chức cấp phát văn bằng, chứng chỉ

62 8 0 2.89

Biện pháp 10: Tổ chức hoạt động "theo vết" học viên sau khi hoàn thành các khóa học

41 29 0 2.59

(Nguồn: Khảo sát của đề tài)

Cũng như tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp được đánh giá rất cao,

thể hiện ở bảng 3.2. Tuy nhiên có một số khác biệt khi biện pháp 9 “Quản lý có hệ

thống việc tổ chức cấp phát văn bằng, chứng chỉ” và biện pháp 8 “Tăng cường quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập cuối khoá của học viên” là những biện pháp được đánh giá là khả thi nhất (điểm trung bình là 2,89 và 2,83). Điều này cũng dễ hiểu bởi những biện pháp này nhằm hướng đến những vấn đề nằm trong khả năng mà các trung tâm có thể dễ dàng thực hiện.

theo hướng đồng bộ, hiện đại” và biện pháp 10 “Tổ chức hoạt động "theo vết" học viên sau khi hoàn thành các khóa học” mặc dù vẫn được đánh giá rất khả thi nhưng để thực hiện được thì còn khó khăn. Vấn đề về đầu tư cho cơ sở vật chất và thiết bị dạy học lại liên quan đến nguồn kinh phí và việc cân đối tài chính cũng là một bài toán cần phải xem xét, cân nhắc một cách kĩ càng, nhất là trong thời gian qua khi dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động của các trung tâm. Cùng với đó là việc "theo vết", liên hệ với các học viên sau khi tốt nghiệp cũng là một vấn đề khó khăn.

3.4.4.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để xem xét mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để tìm hiểu và đạt được kết quả hệ số tương quan r = 0,7353 (p = 0.013<0.05 chứng tỏ giá trị r có ý nghĩa thống kê). Từ hệ số tương quan này cho thấy mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất là quan hệ thuận chiều và khá chặt chẽ. Có thể khẳng định các biện pháp được đề xuất được đánh giá là vừa có tính cấp thiết vừa có tính khả thi cao trong thực tiễn.

Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

(Nguồn: Khảo sát của đề tài)

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng đào tạo tiếng Anh, quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh tại các TTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, luận văn đã đề xuất 3 nhóm biện pháp quản lý đầu vào, quá trình và đầu ra với 10 biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh theo CTLK tại đây, cụ thể là:

Nhóm biện pháp quản lý đầu vào

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ nhân viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động đào tạo

Biện pháp 2: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy chế quản lý của các trung tâm

Biện pháp 3. Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ, hiện đại

Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

Nhóm biện pháp quản lý quá trình

Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

Biện pháp 6: Kết hợp giảng dạy với việc giáo dục thái độ, động cơ học tập, hình thành ý thức kỷ luật ở học viên

Biện pháp 7: Xây dựng "môi trường phục vụ hoạt động đào tạo" tại trung tâm.

Nhóm biện pháp quản lý đầu ra

Biện pháp 8: Tăng cường quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập cuối khoá của học viên

Biện pháp 9: Quản lý có hệ thống việc tổ chức cấp phát văn bằng, chứng chỉ

Biện pháp 10: Tổ chức hoạt động "theo vết" học viên sau khi hoàn thành các khóa học

Đồng thời tác giả cũng đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp và kết quả cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá cao về sự cấp thiết cũng như khả thi. Mức độ phù hợp giữa tính cấp thiết và tính khả thi cũng được đảm bảo, có nghĩa là các biện pháp vừa có tính cấp thiết và đồng thời cũng có thể thực hiện được đối với thực tiễn tại các TTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Hoạt động đào tạo ngoại ngữ nói chung và đào tạo tiếng Anh nói riêng là xu thế chung hiện nay để đáp ứng nhu cầu học tập ngoại ngữ của người học. Với yêu cầu của xã hội hiện nay đòi hỏi mỗi người ngoài tiếng mẹ đẻ phải thông thạo ít nhất một ngôn ngữ khác để có thể hội nhập với quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, chính vì vậy cùng với việc dạy học tiếng Anh trong các nhà trường thì hoạt động đào tạo tiếng Anh tại các TTNN có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sau khi tiến hành nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động đào tạo, quản lý đào tạo tiếng Anh tại các TTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tác giả rút ra một số kết luận sau:

- Luận văn đã tổng quan những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài để từ đó xác định được khoảng trống nghiên cứu; hệ thống hóa các khái niệm cơ sở của đề tài như hoạt động đào tạo, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động đào tạo, hoạt động đào tạo tiếng Anh tại các trung tâm ngoại...; làm rõ những vấn đề lý luận về đào tạo tiếng Anh tại các TTNN và xác định những nội dung chính của công tác quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh tại các TTNN. Đây vừa là cơ sở lý luận cho việc xây dựng công cụ khảo sát, đánh giá thực trạng đồng thời cũng là cơ sở lý luận của việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh tại các TTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

- Luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng tại các TTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Những kết luận chính về thực trạng có thể rút ra như sau:

+ Hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo tiếng Anh tại các TTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi đã có một số những thành tựu nhất định về việc ban hành quy chế quản lý, công tác tuyển sinh, xây dựng nội dung chương trình đào tạo...

+ Bên cạnh những ưu điểm thì công tác này có nhiều bất cập cụ thể là: việc thực hiện quy chế quản lý chưa đảm bảo, hoạt động quản lý CSVC - thiết bị giảng dạy, quản lý hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HV chưa thực sự hiệu quả; công tác quản lý đầu ra (kiểm tra, đánh giá cuối khoá; cấp phát văn bằng chứng chỉ và "theo vết" học viên sau mỗi khoá học) chưa thật đảm bảo...

- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng đào tạo tiếng Anh, quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh tại các TTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, luận văn đã đề xuất 3 nhóm biện pháp quản lý đầu vào, quá trình và đầu ra với 10 biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh tại các trung tâm này, cụ thể là:

• Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ nhân viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động đào tạo

• Biện pháp 2: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy chế

quản lý của các trung tâm

• Biện pháp 3. Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ,

hiện đại

• Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội

ngũ giáo viên

+ Nhóm biện pháp quản lý quá trình

• Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

• Biện pháp 6 Kết hợp giảng dạy với việc giáo dục thái độ, động cơ học tập,

hình thành ý thức kỷ luật ở học viên

• Biện pháp 7: Xây dựng "môi trường phục vụ hoạt động đào tạo" tại trung

tâm.

+ Nhóm biện pháp quản lý đầu ra

• Biện pháp 8: Tăng cường quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

cuối khoá của học viên

• Biện pháp 9: Quản lý có hệ thống việc tổ chức cấp phát văn bằng, chứng chỉ

• Biện pháp 10: Tổ chức hoạt động "theo vết" học viên sau khi hoàn thành các

khóa học

Những biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời đáp ứng được tiêu chí vừa có tính cấp thiết, vừa có tính khả thi. Tuy nhiên trong thực tiễn công tác quản lý thì việc thực hiện đồng bộ các biện pháp là hết sức khó khăn, vì vậy việc lựa chọn thực hiện biện pháp nào trước, ưu tiên biện pháp nào tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, người CBQL phải linh hoạt trong việc thực hiện các biện pháp này.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo

- Tham mưu cho Chính phủ trong việc đưa ra các chính sách đối với việc dạy học tiếng Anh nói chung và hoạt động đào tạo tiếng tại các TTNN nói riêng nhằm tạo hành lang cơ chế pháp lý cho hoạt động của các trung tâm;

- Nghiên cứu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chặt chẽ về hoạt động đào tạo ngoại ngữ nói chung và đào tạo tiếng Anh nói riêng tại các TTNN (quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các đối tượng tham gia; thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý...) nhằm đảm bảo công bằng cho các đối tượng;

- Ban hành các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo tiếng Anh làm cơ sở để đánh giá được chất lượng của hoạt động đào tạo tại các TTNN nhằm đảm bảo quyền lợi cho người học.

2.2. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh Quảng Ngãi

- Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động dào tạo tiếng Anh thành các quy định, hướng dẫn rõ ràng về chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên tham gia làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý hoạt động đào tạo tiếng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tiếng anh của các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn thành phố quảng ngãi (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)