Quản lý các thành tố đầu ra

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tiếng anh của các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn thành phố quảng ngãi (Trang 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Quản lý các thành tố đầu ra

• Quản lý việc tổ chức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học viên

Quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học viên là những tác động có hệ thống, kế hoạch và tổ chức của chủ thể quản lý là cán bộ quản lý của TTNN trong chỉ đạo các GV, bộ phận quản lý đào tạo và học viên thực hiện đúng quy định về mục tiêu; cách thức, phương pháp; hình thức và nội dung kiểm tra – đánh giá theo quy chế của TT. Quản lý việc tổ chức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học viên ở TTNN do cán bộ quản lý TT chỉ đạo thực hiện, bao gồm: Xây

dựng kế hoạch KTĐG kết quà học tập của HV vào đầu mỗi khóa học mới; Chỉ đạo tổ chức thực hiện việc KTĐG kết quả học tập của HV; Quản lý việc GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV. Cuối mỗi khóa học, sau khi kết thúc kiểm tra- đánh giá HV, cán bộ quản lý TTNN đối chiếu với mục tiêu đã đề ra vào đầu khóa học, đánh giá GV, làm cơ sở hoặc điều chỉnh cho các khóa học tiếp theo.

Công tác quản lý hoạt động KTĐG là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi phải thường xuyên, liên tục; cần tránh hình thức, đối phó mà cần phải có sự đầu tư cẩn thận. Thông qua hoạt động KTĐG, TTNN có thể điều chỉnh các tiêu chí đánh giá, phương thức đánh giá, đưa ra các hoạch định, định hướng giáo dục phù hợp hơn.

• Quản lý việc cấp phát văn bằng, chứng nhận: bao gồm

Lập kế hoạch cấp phát văn bằng, chứng nhận hoàn thành khóa học vào đầu mỗi khóa học.

Chỉ đạo tổ chức thực hiện việc cấp phát văn bằng, chứng nhận hoàn thành khóa học sau khi kết thúc khóa.

Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác cấp phát văn bằng, chứng nhận hoàn thành khóa học, đối chiếu với mục tiêu và có điều chỉnh phù hợp.

• Quản lý việc theo dõi học viên sau khi học

Trong khi các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc bán sản phẩm, quan tâm đến việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng thì các tổ chức đào tạo chỉ quan tâm đến HV trong quá trình đào tạo, hầu như không quan tâm đến học viên sau khi tốt nghiệp ra trường, không coi trọng quá trình tìm kiếm việc làm của HV và càng ít quan tâm đến sự trưởng thành của HV sau khi ra trường. Việc theo dõi sản phẩm đào tạo giúp trung tâm đánh giá quá trình đào tạo và đổi mới đào tạo và quản lý đào tạo phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc theo dõi học viên sau khi tốt nghiệp cần phải được các TTNN coi trọng, điều này sẽ góp phần tăng thương hiệu và uy tín cho TTNN, tạo cơ hội để cựu sinh viên, cựu học viên có điều kiện tham gia đóng góp tinh thần và vật chất cho xây dựng và phát triển trung tâm kể cả việc đóng góp vào công tác đào tạo của TTNN.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ

1.5.1. Những yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Năng lực đội ngũ CBQL và giáo viên

Người CBQL muốn quản lý tốt hoạt động đào tạo tiếng Anh trước hết phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mọi lĩnh vực hoạt động của trung tâm, phải quản lý, thuyết phục cán bộ trong trung tâm bằng chính năng lực của mình, phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu đào tạo. Người CBQL phải là người thông thạo nghiệp vụ quản lý, có năng lực quản lý, đồng thời không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ quản lý của bản thân.

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của quá trình giáo dục, giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo, điều khiển và điều chỉnh hoạt động dạy học. Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên bản ngữ, giáo viên tiếng Anh của trung tâm và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động đào tạo và công tác quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh . Nếu chất lượng của đội ngũ này không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của việc đào tạo tiếng Anh thì sẽ làm giảm hiệu quả dạy học cũng như gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý.

1.5.1.2. Hệ thống quản lý đào tạo của các trung tâm

Hệ thống quản lý của các TTNN đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo tiếng Anh của các trung tâm này. Nếu xây dựng được một hệ thống quản lý tốt sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho CBQL nói riêng và TTNN nói chung. Hệ thống quản lý chặt chẽ, khoa học sẽ giúp cho các thông tin công khai minh bạch, được phổ biến nhanh chóng và chính xác đến từng cá nhân; hệ thống phân quyền, bảo mật tốt; giảm tối đa thời gian cho các đối tượng quản lý trong các công việc cần phải làm có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần. Đồng thời một hệ thống quản lý tốt sẽ hỗ trợ lãnh đạo dễ dàng trong phương án bố trí nhân sự và mô hình tổ chức hoạt động, lập kế hoạch và triển khai các kế hoạch đào tạo; theo dõi được tình hình học tập của học viên cũng như công tác quản lý của các cán bộ trong nhà trường; tăng khả năng quản lý tập trung, tối ưu hóa nguồn lực; tăng khả năng phân tích, có thể chủ động can thiệp kịp thời và hiệu quả vào quá trình quản lý, các hoạt động thống kê, báo cáo cũng được đẩy nhanh và tăng tính chính xác. Hệ thống quản lý hiệu quả cũng giúp cho các giáo viên và nhân viên của trung tâm nâng cao hiệu quả công việc và giảm bớt các thủ tục hành chính, giảm tối đa thời gian xử lý công việc hàng ngày; dễ dàng thống kê báo cáo với lãnh đạo các số liệu thực tế, xử lý công việc khoa học, tăng khả năng trao đổi, hợp tác. Đối với học viên, khả năng trao đổi, dễ dàng thu thập thông tin liên quan đến chương trình học, kiến thức bổ trợ và các hoạt động tập thể, dễ dàng theo dõi được các thông tin về quá trình học tập cũng như các thông tin từ nhà trường và giảng viên; giảm thời gian cho học viên trong các công việc cần trao đổi trực tiếp với TTNN.

1.5.1.3. Phong cách lãnh đạo của cán bộ quản lý trung tâm

Trong hầu hết các tổ chức thì vai trò của người lãnh đạo vô cùng quan trọng, là yếu tố có tính quyết định đến sự thành bại, uy thế địa vị, khả năng phát triển bền vững trong tổ chức. Phong cách của người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của tổ chức cũng như sự thỏa mãn và thành tích đạt được của những người mà họ lãnh đạo. Đối với các TTNN một người lãnh đạo với phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ thúc đẩy cho trung tâm phát triển, sẽ là điều kiện tốt nhất cho đội ngũ giáo viên, nhân viên ngày càng trưởng thành hơn về tư duy, kỹ năng, trình độ, phẩm chất, năng lực và ngày càng hoàn thiện bản thân; sẽ gắn kết, chia sẻ tri thức và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc; ngược lại nếu người lãnh đạo trong một tổ

chức với một phong cách lãnh đạo không phù hợp thì sẽ kiềm hãm sự phát triển của tổ chức, các cán bộ, viên chức trong tổ chức sẽ thiếu gắn kết và tôn trọng lẫn nhau, thiếu hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, dẫn đến hiệu quả công việc của các trung tâm ngày càng đi xuống.

1.5.2. Những yếu tố khách quan

1.5.2.1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo tiếng Anh

Mục tiêu công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền GD hiện nay được Đảng và Nhà nước xác định là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kĩ năng sống, ngoại ngữ và tin học. Vấn đề dạy học ngoại ngữ đã được cụ thể hóa bằng Đề án dạy học ngoại ngữ 2020 (kéo dài đến 2025).

Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ rõ các mục tiêu của việc dạy học tiếng Anh là hình thành cho HV khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh một cách tự tin, tạo tiền đề để HV có thói quen học tập trong thời kì hội nhập. Bên cạnh đó những quy định và hướng dẫn của Bộ cũng như các cơ quan quản lí giáo dục các cấp về chương trình bộ môn, sách giáo khoa, cách thức tổ chức dạy học,... cũng là những căn cứ pháp lí quan trọng đối với công tác quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh ở các trung tâm.

Tuy nhiên đối với hoạt động đào tạo tiếng Anh ở các TTNN thì các chính sách cũng như các văn bản quy phạm cụ thể của các cơ quan quản lí vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy yếu tố này có tác động rất lớn đến công tác quản lí hoạt động đào tạo tiếng Anh ở các TTNN.

1.5.1.2. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

CSVC – TBDH là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cũng như quản lý đào tạo tiếng Anh tại các trung tâm. Công tác quản lý sẽ đạt hiệu quả cao nếu điều kiện CSVC – TBDH đáp ứng tốt những yêu cầu của hoạt động đào tạo tiếng Anh . Người CBQL nếu chỉ đạo tốt đội ngũ giáo viên tận dụng, khai thác hiệu quả CSVC – TBDH, đồng thời có sự kiểm tra, đánh giá, bảo quản tốt CSVC – TBDH sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh .

1.5.2.3. Nhu cầu xã hội về đào tạo tiếng Anh

Có thể nói nhu cầu xã hội về đào tạo tiếng Anh cho đến nay vẫn là nhu cầu vô cùng to lớn, tuy nhiên có những sự khác biệt so với trước đây. Nếu như trước đây nhu cầu của học viên nhiều khi chỉ cần có được chứng chỉ tiếng Anh thì hiện nay những đòi hỏi về việc nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh, học tập một cách thực chất để có thể sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo trong cuộc sống cũng như trong công việc của học viên dẫn đến công tác đào tạo cũng như quản lý đào tạo tiếng Anh tại các TTNN cũng cần phải có những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu đó.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này tác giả đã tổng quan các nghiên cứu nước ngoài và trong nước về vấn đề đào tạo tiếng Anh và quản lí đào tạo tiếng Anh theo chương trình liên kết... Thông qua các tài liệu đã tiếp cận trong khả năng của tác giả, có thể thấy vấn đề nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh của các TTNN đề tài không phải là vấn đề mới, tuy nhiên vẫn có những khoảng trống cho việc triển khai nghiên cứu. Đó là nghiên cứu vấn đề quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi thì chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này được triển khai.

Tác giả cũng hệ thống hoá các khái niệm, luận điểm khoa học về hoạt động đào tạo tiếng Anh và quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh tại các TTNN. Đây chính là cơ sở lí luận của đề tài và cũng là cơ sở để thao tác hóa, xây dựng bộ công cụ khảo sát thực trạng trong chương kế tiếp.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TIẾNG ANH TẠI CÁC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

2.1. Khái quát về quá trình điều tra khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Mục tiêu của khảo sát là đánh giá một cách khách quan hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo của các TTNN trên các khía cạnh: Quản lý đầu vào, quản lý quá trình và quản lý đầu ra làm căn cứ để đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh tại các trung tâm này.

2.1.2 Đối tượng khảo sát

Để tìm hiểu quản lý hoạt động đào tạo của các TTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tác giả tiến hành điều tra khảo sát tại 10 TTNN; các trung tâm được khảo sát được chọn lọc tại trung tâm thành phố.

Đối tượng khảo sát bao gồm: CBQL, GV, NV của trung tâm, HV đã và đang theo học tại trung tâm và phụ huynh.

Thống kê về số lượng phiếu khảo sát:

STT Đối tượng khảo sát Số phiếu phát ra Số phiếu thu về

1 Cán bộ quản lý 20 20 2 Giáo viên 50 50 3 Nhân viên 30 30 4 Học viên 200 185 5 Phụ huynh học sinh 50 34 TỔNG CỘNG 350 319

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Để tìm hiểu tình hình hoạt động đào tạo của các TTNN tại Quảng Ngãi, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với CBQL, GV, NV và HV, phụ huynh.

Số lượng CBQL: 20 người, giáo viên: 50 người, nhân viên: 30 người, học viên: 200 người và 50 phụ huynh.

- Phỏng vấn rực tiếp với CBQL, GV, NV, HV và phụ huynh.

- Nghiên cứu các hồ sơ quản lý như: Báo cáo sơ kết, tổng kết về tình hình hoạt

động đào tạo ngoại ngữ qua các năm, các bài kiểm tra của HV, hồ sơ lưu trữ tại trung tâm.

Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đào tạo của trung tâm, chúng tôi đã xác định nội dung cần khảo sát để xác định được mức độ cần thiết và hiệu quả đạt được hiện nay.

2.1.4. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát tập trung vào một số vấn đề chính như: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo; sự phù hợp, mức độ đáp ứng của mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo đối với công việc của học viên; tính hiện đại và cập nhật của chương trình; tính hợp lý về tổ chức đào tạo như sắp xếp chương trình, bố trí thời gian, địa bàn đào tạo, đánh giá kết quả học tập, công tác quản lý học viên; đánh giá về trình độ, phẩm chất, phương pháp giảng dạy của GV; năng lực quản lý và phẩm chất của GV; vấn đề tổ chức quản lý và đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập như: giáo trình, tư liệu, trang thiết bị, giảng đường...

2.1.5. Tổ chức khảo sát

Phiếu hỏi 01: Dành cho CBQL và GV để tìm hiểu thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh nhằm từng bước nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh tại các TTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi giai đoạn hiện nay.

Phiếu hỏi 02: Dành cho HV và phụ huynh các TTNN nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh tại các trung tâm này.

2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Tình hình phát triển KT - XH thành phố Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, lưng tựa vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển Đông, phía bắc giáp Quảng Nam, phía nam giáp Bình Định, phía tây nam giáp Kon Tum. Bờ biển Quảng Ngãi dài 135km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn.

Địa hình có 4 vùng: vùng núi, vùng giáp núi, vùng đồng bằng và vùng hải đảo. Các sông chính chảy qua tỉnh là sông Trà Khúc, sông Trà Bồng, sông Vệ

Quảng Ngãi là tỉnh có nền văn hoá lâu đời, nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh như cảnh đẹp núi Ấn, sông Trà Khúc, Cổ Luỹ Cô thôn rợp mát bóng dừa, bãi tắm Sa Huỳnh nước trong xanh, cát trắng, lộng gió, di tích kiến trúc thành cổ Châu Sa, nằm kề bên bờ bắc của sông Trà gần cửa biển, các di tích văn hoá Sa Huỳnh, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng...Phần lớn người dân Quảng Ngãi gắn cuộc sống của mình với kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.... Nông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tiếng anh của các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn thành phố quảng ngãi (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)