8. Cấu trúc của luận văn
1.4.1. Quản lý các thành tố đầu vào
• Quản lý mục tiêu đào tạo
Quản lý mục tiêu đào tạo bao gồm: Kế hoạch hóa mục tiêu đào tạo; Tổ chức thực hiện mục tiêu thông qua xây dựng nội dung, phương thức đào tạo; Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được mục tiêu và định kỳ điều chỉnh mục tiêu.
Mục tiêu đào tạo là cơ sở để lựa chọn nội dung đào tạo trong các TTNN. Tùy vào năng lực của từng HV hoặc từng nhóm HV và tùy thuộc mục tiêu, mục đích học tập của HV mà ban quản lý TTNN lựa chọn giáo trình có nội dung và phương thức giảng dạy phù hợp và phân vào các lớp có trình độ, mục đích khác nhau. Chằng hạn như nhóm HV muốn đạt trình độ IELTS 6.0 thì sẽ được phân vào lớp có giáo trình và phương thức giảng dạy khác với nhóm HV có mục tiêu là TOEFL 550 điểm. Trên cơ sở mục tiêu và nội dung đào tạo đã được xác định, ban quản lý TT tổ chức, phân công GV phù hợp với nhu cầu của mỗi khóa học, lớp học và cuối mỗi khóa đều tổ chức kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà HV đã được truyền thụ và nắm bắt so với các chuẩn mà mục tiêu ban đầu đã đề ra, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
• Quản lý công tác chiêu sinh, tổ chức lớp học
Cụ thể hóa thành các hoạt động cụ thể; Tổ chức thực hiện tuyển sinh; Kiểm tra, đánh giá hoạt động tuyển sinh và định kỳ điều chỉnh mục tiêu.
Cán bộ quản lý TTNN chỉ đạo bộ phận phụ trách công tác chiêu sinh thực hiện các nhiệm sau trong công tác quản lý chiêu sinh của TT:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch chiêu sinh vào đầu mỗi năm học hay mỗi kỳ tuyển sinh dựa trên mục tiêu đào tạo, các nguồn tài nguyên của TT như số phòng học còn trống, số lượng GV có khả năng đảm nhận, số lượng HV mới mà TT có thể tuyến sinh thêm …
Thứ hai, tổ chức thực hiện công tác chiêu sinh, tổ chức lớp học theo đúng quy chế, quy định, nhu cầu, mục tiêu và nguồn lực của TT.
Thứ ba, giám sát, chỉ đạo bộ phận quản lý công tác tổ chức tuyển sinh và tổ chức lớp học thực hiện tốt các khâu, đảm bảo việc tuyển sinh đúng theo mục tiêu, nhu cầu và nguồn lực của TT.
Thứ tư, kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức tuyển sinh và tổ chức lớp học, định kỳ điều chỉnh mục tiêu
• Quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy học
Quản lý CSVC – thiết bị giảng dạy là tác động có chủ đích của cán bộ quản lý TTNN trong việc xây dựng, trang bị, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học nhằm đưa tổ chức đạt đến các mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Các TTNN rất chú trọng đến việc đầu tư CSVC và trang thiết bị dạy học. Để CSVC và trang thiết bị phát huy hiệu quả một cách tối ưu nhất, cán bộ quản lý của TTNN luôn hướng tới các biện pháp để khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả những trang thiết bị dạy học hiện có, được cấp và trang bị; mặt khác, chú ý khai thác tiềm năng của GV, HV và các lực lượng xã hội trong việc sưu tầm các mẫu vật, tranh ảnh, trong việc làm ra các trang thiết bị, vừa chú ý quản lý, kiểm tra, ngăn ngừa tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả các trang thiết bị giảng dạy hiện có.
Quản lý CSVC và thiết bị giảng dạy bao gồm:
Thứ nhất, xây dựng nội dung, kế hoạch và nguồn kinh phí để trang bị CSVC, thiết bị và phương tiện kỹ thuật dạy học mới phù hợp với nhu cầu dạy học ngày càng đa dạng.
Thứ hai, quản lý việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật cho GV để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng trang thiết bị dạy học.
Thứ ba, quản lý các trang thiết bị phục vụ giảng dạy gồm phòng học, bàn ghế, bảng, tivi, máy tính, máy chiếu, sách, tài liệu v.v… phục vụ giảng dạy và tham khảo. Hàng năm thực hiện công tác kiểm kê, sàng lọc những thiết bị đã cũ, hư hỏng, lỗi thời, không còn sử dụng nữa.
Nội dung chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu dạy học của TTNN. Quản lý nội dung chương trình đào tạo là xác định khối lượng tri thức mà người dạy cần phải chuyển giao cho người học trong một thời gian có giới hạn, nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
Quản lý nội dung đào tạo là khâu trọng tâm của quá trình quản lý đào tạo. Quản lý tốt nội dung đào tạo sẽ góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo là cơ sở cho quản lý người dạy, quản lý người học và trang thiết bị phục vụ cho quá trình đào tạo. Quản lý chương trình đào tạo bao gồm: Xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo; Triển khai nội dung đào tạo; điều phối nội dung đào tạo; kiểm tra, đánh giá và phát triển nội dung đào tạo.
Với vai trò quản lý, cán bộ quản lý TTNN chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau trong công tác quản lý nội dung chương trình đào tạo bao gồm:
Thứ nhất, kế hoạch hóa nội dung đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo vào đầu mỗi khóa học, mỗi kỳ tuyển sinh, đảm bảo phù hợp với năng lực của HV và đảm bảo chuẩn đầu ra đạt được mục tiêu đề ra.
Thứ hai, dựa trên nội dung chương trình đào tạo được xác định, triển khai và điều phối nội dung chương trình đào tạo, tổ chức lớp học, phân bổ GV, kiến tạo các hoạt động dạy và học, lựa chọn phương thức đào tạo phù hợp.
Thứ ba, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quản lý chương trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được mục tiêu và định kỳ điều chỉnh mục tiêu.
• Quản lý phương thức đào tạo
Quản lý phương thức đào tạo bao gồm: Xác định phương thức đào tạo phù hợp với nội dung và mục tiêu đào tạo; tổ chức triển khai phương thức đào tạo được lựa chọn; kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện; điều chỉnh, đổi mới thông qua việc phối hợp, kết hợp và tích hợp để thực hiện tốt nhất mục tiêu đào tạo. Vì quá trình dạy - học là nội dung trọng tâm của quá trình đào tạo, dạy và học là hai mặt gắn liền với nhau của hoạt động đào tạo nên quản lý phương thức đào tạo được thể hiện tập trung ở quản lý phương pháp dạy và phương pháp học và tổ chức điều phối quá trình dạy học.
• Quản lý đội ngũ giáo viên và cán bộ phục vụ
Có đội ngũ GV có năng lực và kinh nghiệm giảng dạy là điều kiện không thể thiếu nếu không muốn nói là điều kiện quan trọng nhất để nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, có GV giỏi nhưng người GV có phát huy được năng lực và kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu hay không, có cống hiến hết mình cho sự nghiệp đào tạo hay không, còn tuỳ thuộc vào năng lực quản lý của TTNN vào tài năng sử dụng cán bộ của người lãnh đạo. Quản lý tốt GV sẽ làm cho chương trình và lịch trình đào tạo được vận hành trôi chảy, chất lượng giáo trình, bài giảng sẽ được nâng cao, phương pháp giảng dạy sẽ được đổi mới và trang thiết bị phục vụ giảng dạy sẽ được khai thác một cách có hiệu quả.
Nội dung của công tác quản lý GV và cán bộ phục vụ bao gồm:
Thứ nhất, căn cứ vào mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, CBQL TTNN
quy hoạch đội ngũ nhân sự gồmGV và cán bộ phục vụ trong đó đặc biệt là đội ngũ
cán bộ giảng dạy cho trước mắt và lâu dài. Trên cơ sở quy hoạch nhân sự, chỉ đạo bộ phận quản lý nhân sự việc lập kế hoạch tuyển dụng giáo viên và nhân viên phục vụ định kỳ hoặc theo nhu cầu. Đảm bảo các lớp, khóa học với mục tiêu khác nhau, nội dung chương trình đào tạo khác nhau có các GV với năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tương ứng. Đồng thời cũng đảm bảo về đội ngũ cán bộ, nhân lực phục vụ trong các phòng ban.
Thứ hai, tổ chức tuyển dụng: Công tác tuyển dụng CB, GV phải tuân thủ
nguyên tắc việc tìm người chứ không phải ngược lại là người tìm việc. Điều đó có
nghĩa là phải căn cứ vào yêu cầu của công việc, vào đòi hỏi để thực thi chương trình và lịch trình đào tạo để xác định nhu cầu tuyển dụng cán bộ giáo dạy. Người tuyển dụng phải thực hiện nguyên tắc, quy trình tuyển dụng và các phương pháp tuyển dụng. Trung tâm cần ban hành cơ chế, chính sách hợp lý và có chế độ đãi ngộ xứng đáng để thu hút người tài về làm việc và cống hiến cho trung tâm. CBQL TTNN chỉ đạo bộ phận nhân sự đưa ra các mục tiêu, chuẩn nghề nghiệp cụ thể cho từng công việc, từng vị trí thông qua bản mô tả công việc sao cho tất cả đều hướng về mục tiêu đào tạo và phát triển chung của Trung tâm.
Thứ ba, sử dụng, điều phối: Để phát huy năng lực của đội ngũ GV trước hết
phải đảm bảo tính hợp lý trong phân công giảng dạy theo nguyên tắc đúng ngành,
đúng nghề. Thời lượng được phân công giảng dạy cũng phải tuân thủ quy định chung, phù hợp với năng lực điều kiện của trung tâm và của GV. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy phải đảm bảo có thời gian để GV tham gia các hoạt động khác đặc biệt là tham gia nghiên cứu khoa học. Trung tâm phải có chính sách để khuyến khích, động viên và tạo ra môi trường làm việc để GV nhiệt tình, sáng tạo trong thực hiện công việc được giao.
Thứ tư, kiểm tra, giám sát và đánh giá: Để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, để khẳng định đúng thành tích, đánh giá đúng năng lực và mức độ cống hiến của GV, qua đó có chính sách đãi ngộ xứng đáng hoặc đề bạt, phát triển cán bộ hợp lý, Trung tâm phải rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát để đánh giá chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CB, GV. Chỉ đạo bộ phận hành chánh nhân sự trong công tác đánh giá và khen thưởng trên cơ sở năng lực được thể hiện và kết quả công việc của giáo viên và đội ngũ cán bộ phục vụ. Việc đánh giá năng lực được tổ chức mỗi sáu tháng hoặc hàng năm tùy vào quy mô và quy chế hoạt động của từng Trung tâm.
1.4.2. Quản lý các thành tố quá trình của hoạt động đào tạo
• Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
dạy học làm cho quá trình đó được vận hành một cách có kế hoạch; tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục đích nhiệm vụ dạy học đã đề ra.
Dạy học là hoạt động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật, do đó quản lý hoạt động dạy học cũng phải mang tính khoa học và sáng tạo; nhà quản lý TTNN cần tạo điều kiện thuận lợi để GV có thể sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp nhằm thực hiện nội dung dạy học hiệu quả, đạt được các mục tiêu đã được xác định.
Quản lý hoạt động giảng dạy của GV ở các TTNN bao gồm:
Thứ nhất, quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy: bao gồm quản lý việc GV thực hiện chương trình dạy học phù hợp và đúng với mục tiêu dạy học đã đề ra; theo dõi GV thực hiện thời khóa biểu, xây dựng các biểu mẫu báo cáo hàng tuần, tháng, khóa học, và việc thực hiện giờ lên lớp, ngày giờ công, dạy thay, dạy bù của giáo viên trong việc thực hiện tiến độ chương trình.
Thứ hai, quản lý phương pháp giảng dạy: Vì quá trình dạy - học là nội dung trọng tâm của quá trình đào tạo nên để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động đào tạo, cần tổ chức và quản lý hiệu quả phương pháp giảng dạy của giáo viên, người đóng vai trò chủ động trong các hoạt động dạy.
✓ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Phương pháp Giảng dạy và việc
sử dụng hiệu quả các Phương pháp Giảng dạy cho đội ngũ giáo viên.
✓ Theo dõi công tác chuẩn bị giờ lên lớp của GV: hướng dẫn GV lập kế
hoạch giảng dạy, quy định chất lượng một bài soạn đối với các thể loại bài khác nhau. Ký duyệt giáo án hàng tuần trong đó bao gồm phương pháp giảng dạy cho mỗi bài dạy trước khi GV lên lớp.
✓ Quản lý giờ dạy của GV trên lớp thông qua việc tổ chức dự giờ định kỳ và
đột xuất; phân tích giờ dạy của GV, qua camera giám sát và qua phản hồi của HV.
✓ Định kỳ tổ chức bồi dưỡng cho GV về đổi mới phương pháp dạy học, cập
nhật các phương pháp giảng dạy mới nhất
✓ Định kỳ tổ chức bồi dưỡng cách sử dụng các trang thiết bị, phương tiện kỹ
thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng của trang thiết bị, nâng cao chất lượng đào tạo.
Thứ ba, quản lý việc thực hiện hồ sơ chuyên môn: ngay từ đầu mỗi khóa học, cán bộ quản lý TT cùng với cán bộ quản lý chuyên môn xây dựng công cụ để quản lý theo dõi việc thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy của giáo viên thông qua hồ sơ chuyên môn: lịch báo giảng hàng tuần, hàng tháng của GV, lịch kiểm tra hàng tháng, lịch kiểm tra đánh giá cuối khóa.
• Quản lý hoạt động học tập của học viên
Cán bộ quản lý TTNN chỉ đạo thực hiện việc quản lý hoạt động học tập của học viên bao gồm:
Xây dựng kế hoạch học tập cho HV: căn cứ vào kết quả học tập các khóa trước của HV, căn cứ vào mục tiêu học tập của khóa học hiện hành, TT xây dựng kế hoạch và động cơ học tập cho HV, hướng dẫn HV các PP học tập, khơi dậy lòng say mê học tập, làm bộc lộ và phát triển năng lực tiềm tàng trong mỗi HV.
Chỉ đạo tổ chức hoạt động học tập của HV:
✓ Quản lý hoạt động học tập trên lớp của HV: TTNN đa dạng hóa các hình
thức học tập, thông qua cách thức tổ chức giờ học và phối hợp với GV, hình thành phương pháp tự học, bồi dưỡng thói quen, ý chí tự học của HV, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, từ đó rèn luyện cho học viên phương pháp tự nghiên cứu, phương pháp đọc sách, đọc tài liệu.
✓ Quản lý việc thực hiện quy chế học tập của HV: để giúp HV học tốt, cần
coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn HV học tập ở trên lớp cũng như ở nhà. Thông qua GV chủ nhiệm lớp, TTNN cần tiến hành thường xuyên kiểm tra HĐHT của HV, kiểm tra những yêu cầu cần phải có ở mỗi HV, kiểm tra về tinh thần thái độ học tập, việc thực hiện bài tập được giao về nhà. Gắn liền với kiểm tra là các hình thức khen thưởng, động viên và sữa chữa, uốn nắn kịp thời.
✓ Quản lý việc hình thành động cơ, nề nếp học tập của HV: Ngoài việc tổ
chức cho HV thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp và ở nhà, các TTNN cũng cần triển khai tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo, đưa HV vào những tình huống thực tế, tạo nên thói quen và năng lực giải quyết vấn đề cho HV. Khuyến khích HV tham gia vào các hoạt động Văn hóa – Văn nghệ hoặc các cuộc thi của TT nhằm phát triển năng lực tiềm tàng trong mỗi bản thân HV, thúc đẩy HV hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng xã hội …
Chỉ đạo theo dõi quá trình học tập của HV tại Trung tâm. Đa số các học viên tại Trung tâm tham gia các khóa học nối tiếp nhau nên việc theo dõi quá trình học