Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tiếng anh của các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn thành phố quảng ngãi (Trang 43)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi có quy mô hoạt động khác nhau, được phân thành hai nhóm chính. Nhóm trung tâm có quy mô nhỏ

từ vài chục đến tối đa 300 học viên và nhóm trung tâm với quy mô từ trên 300 đến hàng nghìn học viên. Đa phần các trung tâm rất quan tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học, đầu tư máy móc dạy học đầy đủ, cung cấp nhiều dịch vụ giáo dục hiện đại, phòng học, biểu bảng được chú trọng. Nhìn chung, đa số các trung tâm đều có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo.

Bảng 2.1. Thống kê cơ sở vật chất các TTNN Trung tâm NN Phòng chức năng Phòng học Tivi thông minh Bảng điện tử Máy chiếu Máy điều hòa Quạt hơi nước Máy tính/ Laptop/Ipad Trung tâm NN 1 4 22 10 2 3 22 6 14 Trung tâm NN 2 3 15 10 2 2 12 6 7 Trung tâm NN 3 2 11 7 1 1 13 2 5 Trung tâm NN 4 2 10 5 0 1 11 3 7 Trung tâm NN 5 2 10 5 0 1 11 3 5 Trung tâm NN 6 1 9 6 0 1 9 4 5 Trung tâm NN 7 1 9 4 1 0 9 3 5 Trung tâm NN 8 1 8 5 1 0 5 2 4 Trung tâm NN 9 1 8 4 0 0 5 3 6 Trung tâm NN 10 1 8 3 0 0 4 3 6

Nguồn: Khảo sát của đề tài

2.3.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các Trung tâm

Đội ngũ giáo viên đang giảng dạy tại các trung tâm có trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm của giáo viên, kỹ thuật viên, giảng dạy lý thuyết, thực hành đúng theo quy định Thông tư số 21. Các trung tâm thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên có năng lực và có nghiệp vự sư phạm. Đối với giáo viên là người nước ngoài đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Chính phủ Quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nếu không có chứng chỉ chuyên ngành sư phạm, họ còn có chứng chỉ CELTA, TEFL, TESOL (tiếng Anh). Các trung tâm có giáo viên nước ngoài giảng dạy hoạt động hiệu quả và đúng quy định.

Bảng 2.2. Đánh giá về đội ngũ giáo viên STT Nội dung Mức độ đánh giá (%) Chưa Tốt Bình Thường Tốt Rất Tốt

1 Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên 0 31.2 52.4 6.4

2 Kinh nghiệm giảng dạy của đội ngũ giáo viên 0 43.3 40.5 6.2

3

Năng lực sư phạm, năng động, sáng tạo trong

giảng dạy, khả năng truyển thụ kiến thức 0 36.6 55.5 7.9

4

Tư cách, đạo đức, tính chuyên nghiệp của đội

ngũ giáo viên 0 5.1 89.2 5.7

Nguồn: Khảo sát của đề tài

2.3.3. Chương trình đào tạo

Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra khung chương trình chứ không bắt buộc về giáo trình. Các trung tâm chủ yếu đào tạo theo chương trình tiếng Anh thực hành (cấp chứng chỉ A, B, C) và đào tạo ngắn hạn, tiếng Anh giao tiếp; Các trung tâm có giáo viên bản ngữ chủ yếu giảng dạy theo chương trình quốc tế, nhưng có sự biên soạn lại cho phù hợp với người Việt Nam nhằm đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người học.

Các trung tâm không ngừng nâng cao chất lượng để thu hút người học. Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cho con theo học tại những trung tâm có giáo viên người nước ngoài trực tiếp giảng dạy như AMA, Toàn Cầu, Tân Đại Dương, Anh - Mỹ. Đa số các đơn vị chủ động xây dựng và đăng ký với Sở GD&ĐT chương trình đào tạo đảm bảo chuẩn kiến thức, giúp học viên tham dự các kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ ngoại ngữ; các kỳ thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh theo “khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam”, hoặc theo chuẩn đầu ra quốc tế như IELTS, TOEIC. Các trung tâm ngoại ngữ còn xây dựng các chương trình tiếng Anh giao tiếp phù hợp với thực tế cho học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau. Các TTNN đã thay đổi từ một giáo trình dạy cho toàn khóa đến việc bổ sung nhiều giáo trình dạy cùng một lúc. Việc sử dụng các giáo trình bổ sung cho nhau, sẽ giúp tăng cường khả năng học tập ở học viên.

2.3.4. Hoạt động giảng dạy của giáo viên

Hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các TTTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi đã bắt đầu được đổi mới theo hướng lấy người học làm trung tâm, trọng tâm phát triển năng lực giao tiếp, tăng cường tính tích cực chủ động của người học. Các phương pháp giảng dạy mà giáo viên đang thực hiện tại các TTNN gồm: Phương pháp dạy dịch và văn phạm; Phương pháp giao tiếp; Phương pháp tạo tình huống giúp học viên phát triển kĩ năng giao tiếp của họ. Vẫn có GV sử dụng phương pháp cũ, phương pháp truyền thống để giảng dạy ngoại ngữ tại các TTNN, mặc dù phương pháp này hiện nay không còn phù hợp. Hoạt động giảng dạy của giáo viên được tác giả tìm hiểu ở 3 nội dung và kết quả đánh giá thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 2.3. Thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy STT Nội dung Mức độ cần thiết (%) Mức độ thực hiện (%) Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Không thực hiện Chưa tốt Trun g bình Tốt Rất Tốt 1 Năng động, sáng tạo, trực quan và lôi cuốn học viên

0 13.6 86.4 0 8.7 43.5 36.2 11.6

2 Phát huy tính tích cực,

chủ động của học viên 0 12.7 87.3 0 7.9 44.8 37.1 10.2

3

Giáo viên tích cực cải tiến và đổi mới

phương pháp giảng dạy

0 9.1 90.9 0 9.2 43.9 35.6 11.3

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

2.3.5. Học viên và đặc điểm học tập của học viên

Tùy theo độ tuổi và nhu cầu của học viên mà các em theo học các khóa học khác nhau. Đặc điểm chung của các TTNN là học viên tiếng Anh trẻ em chiếm đại đa số, tiếp đến là học viên học tiếng Anh giao tiếp với nhu cầu giao tiếp thông thường trong môi trường doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có một lượng học viên ở độ tuổi teen với mục tiêu du học trong tương lai và một số lớn công nhân viên nhà máy Lọc Dầu Dung Quất theo học các chương trình IELTS. Qua khảo sát 10 trung tâm, các TTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi có 890 học viên theo học chương trình thực hành; 2.300 học viên học tiếng Anh trẻ em; hơn 1.150 học viên học tiếng Anh giao tiếp và khoảng 375 học viên theo chương trình tiếng Anh học thuật IELTS và TOEIC.

Bảng 2.4. Thống kê về số lượng học viên theo chương trình đào tạo

STT Chương trình đào tạo Số lượng (học viên)

1 Tiếng Anh trẻ em 2300

2 Tiếng Anh giao tiếp 1150

3 Tiếng Anh theo khung NLNN 6 bậc 890

4 Tiếng Anh học thuật IELTS, TOEIC 678

Nguồn: Khảo sát của đề tài

2.3.6. Hoạt động kiểm tra, đánh giá, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của các Trung tâm

Các TTNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi tự tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá, cấp phát chứng chỉ của Trung tâm sau mỗi khóa học. Công tác kiểm tra đánh giá ngày càng được quan tâm đổi mới đảm bảo tính khách quan, chính xác trong đánh giá, mang lại hiệu quả tích cực góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

chỉ tiếng Anh chuẩn quốc tế như IELTS, TOEIC, các TTNN gửi thí sinh đến hoặc liên kết với các Trung tâm Khảo thí được chứng nhận để tổ chức khảo thí cho học viên của TT. Các TTNN không tự tổ chức khảo thí thì đưa học viên của mình đến các Trung tâm Khảo thí khác.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo tiếng anh tại các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn thành phố quảng ngãi

2.4.1 Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào của Hoạt động đào tạo

2.4.1.1. Thực trạng quản lý việc triển khai Quy chế hoạt động và mục tiêu đào tạo

* Thực trạng quản lý việc triển khai Quy chế hoạt động:

Hiện nay, các TTNN do cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các TTNN phải đảm bảo các quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học. Đây là nội dung bắt buộc phải triển khai thực hiện của trung tâm.

Mặt khác, để hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải có quy chế, quy định hoạt động của trung tâm. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát thông qua phiếu trưng cầu ý kiến đối với CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh, phụ huynh. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng việc quản lý thực hiện Quy chế hoạt động của các TTNN

STT Nội dung CBQL, GV, NV HV, PH

Mức độ SL % Mức độ SL %

1 Triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật Rất tốt 9 9 Rất tốt 18 8.3 Tốt 62 62 Tốt 142 64.8 Trung bình 23 23 Trung bình 46 21 Chưa tốt 6 6 Chưa tốt 13 5.9

2 Việc xây dựng quy chế, nội quy hoạt động của TTNN Rất tốt 7 7 Rất tốt 16 7.3 Tốt 46 46 Tốt 107 48.8 Trung bình 39 39 Trung bình 77 35.2 Chưa tốt 8 8 Chưa tốt 19 8.7 3 Tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy chế, nội quy của TTNN

Rất tốt 3 3 Rất tốt 11 5

Tốt 56 56 Tốt 125 57.1

Trung bình 41 41 Trung bình 83 37.9

Chưa tốt 0 0 Chưa tốt 0 0

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

- Việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật là rất cần thiết. Các TTNN đã được phổ biến, cập nhật và triển khai thực hiện tốt; đánh giá của CBQL, GV, NV và học viên về việc triển khai ở mức độ “tốt” là trên 60%, mức “trung bình”, chiếm

dưới 25%.

- Về xây dựng quy chế, nội quy hoạt động của trung tâm: TTNN là một tổ chức, có pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động với số lượng nhân sự đông. Vì vậy, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo các cấp, ngành và các điều kiện thực tế của trung tâm, trung tâm phải xây dựng quy chế tổ chức hoạt động có hệ thống, phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc này chưa được thực hiện tốt, bảng khảo sát cho thấy nhóm CBQL, GV, NV đánh giá mức độ “trung bình”, chiếm 39%; nhóm HV và phụ huynh chiếm 35,2%.

- Về tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy chế, nội quy của TTNN: qua phiếu khảo sát và trao đổi, tìm hiểu cho thấy hầu hết các TTNN đều có quy định và thực hiện. Định kỳ hàng tháng và hàng khóa đều có nhận xét, đánh giá tổng kết về việc thực hiện các quy định này thông qua các buổi họp, tổng kết.

* Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo:

Các TTNN tổ chức đào tạo tiếng Anh cho nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội: từ trẻ mầm non, thiếu nhi, thiếu niên đến sinh viên, người lao động…với nhu cầu đa dạng. Căn cứ Đề án ngoại ngữ 2020, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc triển khai chương trình làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non, Thông tư số 04/2017/Tt-BGDĐT của Bộ GDĐT ngày 25/01/2017 về việc ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018, Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ GDĐTngày 24/01/2014 về việc ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, các TTNN xác định mục tiêu đào tạo phù hợp với quy mô, đối tượng mà trung tâm hướng đến. Việc dạy và học ngoại ngữ tại các TTNN cơ bản phải đảm bảo cho người học có thể giao tiếp ở mức Trung bình, và phải chú ý rèn luyện đầy đủ cả 4 kỹ năng. Chúng tôi đã xây dựng bảng câu hỏi để tìm hiểu xem việc sự nhận thức về mục tiêu đào tạo của GV, CBCNV, HV và PH ở các TTNN.

Bảng 2.6. Đánh giá về mục tiêu đào tạo

Nội dung CBQL, GV, NV HV, PH

Mức độ SL % Mức độ SL %

Nhận thức rõ về mục tiêu đào tạo của Trung tâm

Rất tốt 68 68 Rất tốt 40 18.2

Tốt 32 32 Tốt 59 26.9

Trung bình 0 0 Trung

bình 85 38.8

Chưa tốt 0 0 Chưa tốt 35 16.1

Nguồn: Khảo sát của đề tài

Kết quả của bảng 2.3 cho thấy: Xét về tổng số có 68% số ý kiến của CBQL, GV, NV cho rằng họ đã nhận thức rất tốt về mục tiêu đào tạo, và có 32% là ở mức độ tốt. Không có ý kiến đánh giá ở loại trung bình hay chưa tốt. Tuy nhiên về phía

học viên và phụ huynh đánh giá thì chỉ có 18,2% số giáo viên nhận thức rất tốt về mục tiêu đào tạo, 26,9% số ý kiến là ở mức độ tốt, trong khi có tới 38,8% số ý kiến là ở mức độ trung bình, 16,1% ý kiến đánh giá ở mức độ chưa tốt.

Sự đánh giá này buộc chúng ta phải suy nghĩ ở đây là số GV có ý kiến đánh giá nhận thức về mục tiêu đào tạo ở mức độ “rất tốt” là 68% và mức độ “ tốt” là 32% phải chăng là theo cách nhận thức về mục tiêu đào tạo chủ quan của chính bản thân họ. Vì trong thực tế bên cạnh những nhân tố tích cực, vẫn còn có GV lúng túng trong việc thực hiện chương trình, vận dụng các phương pháp dạy học đã làm cho tiết học nặng nề, gượng ép, đôi khi đến lớp học buông xuôi, gây phản ánh từ phía HV. Điều này có thể nghĩ rằng, từ việc nhận thức mục tiêu đào tạo còn mơ hồ, chung chung chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định trong quá trình thực hiện chương trình và phương pháp giảng dạy. Đây cũng là một vấn đề cần phải có những biện pháp khắc phục.

2.4.1.2.Thực trạng quản lý việc tuyển sinh, tổ chức lớp học

Nhà trường chiêu sinh và thu nhận tất cả các công dân ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nghề nghiệp, thành phần kinh tế, xã hội v.v… miễn là họ tự nguyện và tuân thủ theo các quy định của nhà trường. Từ những em học sinh nhỏ tuổi, đến các tầng lớp thanh niên, sinh viên, các cán bộ công nhân viên, người lớn tuổi, đối tượng khác nhau có những yêu cầu cụ thể khác nhau nên việc tổ chức lớp gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí sao cho hợp lý tương đối giống nhau về: mục đích học, trình độ, lứa tuổi, thời gian …. Các lớp học được tổ chức theo khóa học và khai giảng lớp mới liên tục, nối tiếp với thời gian kết thúc khóa học cũ.

Việc quản lý hoạt động tuyển sinh được khảo sát theo ba nội dung: kế hoạch tuyển sinh, sắp xếp trình độ HV và phân chia các lớp theo quy mô hợp lý. Dưới đây là đánh giá kết quả khảo sát, cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng quản lý tuyển sinh, tổ chức lớp học của các TTNN

STT Nội dung Mức độ cần thiết (%) Mức độ thực hiện (%)

Mức độ SL % Mức độ SL %

1 Lập kế hoạch cho công tác tuyển sinh Rất cần thiết 61 19.1 Rất tốt 19 5.9 Cần thiết 258 80.9 Tốt 184 57.7 Không cần 0 0 Trung bình 104 32.5 Chưa tốt 12 3.9 2 Công tác tổ chức lớp học, phân bổ lớp theo trình độ học viên Rất cần thiết 231 72.3 Rất tốt 30 9.3 Cần thiết 88 27.7 Tốt 121 37.9 Không cần 0 0 Trung bình 154 48.2 Chưa tốt 15 4.6

3 Phân chia lớp theo quy mô hợp lý

Rất cần thiết 198 62.1 Rất tốt 33 10.2

Cần thiết 121 37.9 Tốt 162 50.8

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo tiếng anh của các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn thành phố quảng ngãi (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)