Trước đây, trong sách giáo khoa, ngôn ngữ dân gian đã giáo dục cho các thế hệ trẻ người Việt Nam rằng, "Đất nước ta giàu và đẹp, với rừng vàng, biển bạc". Cách giáo dục như vậy đã mang lại cho thế hệ trẻ niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, nhưng cũng tạo ra cách tư duy ảo vọng, tư tưởng ỷ lại và thái độ không đúng với TN&MT. Trong khi đó, người Nhật Bản luôn dạy cho con cháu rằng, Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên, chịu áp lực của nhiều loại thiên tai, nên phải lao động cần cù, sáng tạo và sử dụng hợp lý các loại tài nguyên, BVMT. Từ những bài học của người dân Nhật Bản, ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam đã thay đổi tư duy, coi BVMT là một vấn đề sống còn của đất nước. Các hoạt động BVMT đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và ban hành nhiều văn bản, chính sách pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, hành động thực tiễn của người dân, doanh nghiệp về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Nhiều hoạt động, phong trào được tổ chức nhằm kêu gọi người dân và thế hệ trẻ chung tay BVMT, giúp cho cộng đồng xã hội có một môi trường sống xanh hơn.
Một số khác biệt giữa nhận thức cũ và mới về môi trường
Nhận thức cũ
(Thuyết chế ngự Thiên nhiên) Nhận thức mới (Thuyết Gaia)
Trái đất có nguồn tài nguyên vô hạn Tài nguyên trên Trái đất là hữu hạn Lúc tài nguyên hết hãy tới nơi khác tìm Tái chế và ưu tiên sử dụng tài nguyên
tái tạo được Cuộc sống của con người được cải thiện
dựa vào của cải vật chất Vật chất chỉ là một khía cạnh của chất lượng cuộc sống của con người Con người phải chinh phục thiên nhiên Con người phải hợp tác với thiên nhiên Công nghệ mới sẽ giải quyết các vấn đề
môi trường hiện nay Vấn đề môi trường hiện nay chỉ có thể giải quyết với sự tham gia của đạo đức Đã có con người tất yếu phải có phế
thải
Trong hệ sinh thái phế thải chỉ tồn tại tạm thời, nhìn lâu dài trong thiên nhiên không có phế thải