Xuất Một Số giải phÁp

Một phần của tài liệu Số 8 full (Trang 48 - 49)

giải phÁp

Giải pháp về quản lý, cơ chế chính sách: Hiện nay, việc quản lý cây

xanh trên đường do Công ty công trình đô thị quản lý bao gồm: Cây xanh công viên, các vườn hoa nhỏ, tiểu đảo, vòng xoay, các khu văn hóa, hành lang giao thông; Một số mảng xanh còn do Sở NN&PTNT, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch quản lý. Qua đó, cho thấy, việc quản lý nhà nước về cây xanh còn do nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân khác nhau quản lý. Chính vì vậy, khó có thể tạo ra sự thống nhất trong việc phát triển và quản lý cây xanh trên đường quốc lộ. Chưa có một văn bản pháp lý cụ thể nào phân công rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm cũng như yêu cầu phối hợp trong việc quản lý cây xanh. Vấn đề này cần sớm được khắc phục, nên giao cho một cơ quan chuyên trách đảm nhận công tác quản lý và phát triển cây xanh cho tuyến đường trong những năm tới.

Ngoài ra, cây xanh trên đường cần được quản lý có hệ thống. Mỗi cây phải được kiểm kê, đánh số thứ tự và có hồ sơ lưu, trong đó ghi rõ ngày trồng, vị trí, chủng loại, các biện pháp chăm sóc cho từng thời kỳ như tỉa cành, tạo tán, dự kiến luân kỳ khai thác phù hợp với đặc điểm sinh học của từng loại cây để giải

cây xanh gây ra.

Cùng với đó, cần công khai, minh bạch thông tin về các chủ trương, chính sách phát triển cây xanh đô thị, dự án cây xanh tại địa phương cho nhân dân biết và tạo điều kiện để nhân dân giám sát trực tiếp hoặc thông qua giám sát đầu tư cộng đồng, ban thanh tra nhân dân hay các tổ chức như Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể. Thực hiện Pháp lệnh số 34/PL - UBTVQH về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn.

Giải pháp kỹ thuật: Cần nghiên

cứu lựa chọn các loại cây phù hợp với đặc điểm đô thị, cây có hệ rễ chịu được mực nước ngầm cao của Hà Nội. Tùy vào mục đích của tuyến đường, có thể lựa chọn một số loài cây trồng phù hợp với vùng đồng bằng sông Hồng như: Cây bóng mát có dáng và tán đẹp; cây bóng mát và có hoa; những loại lớn, cây xanh quanh năm, không rụng lá hoàn toàn mà chỉ thay từng phần lá; những cây rụng lá định kỳ là những loại cây lớn, thường thì trước khi ra hoa cây sẽ rụng bớt lá theo mùa. Nên trồng những cây con thay vì trồng những cây trưởng thành vì cây con sẽ giữ nguyên được bộ rễ, do đó khả năng chống chịu với các hiện tượng thời tiết cực đoan tốt hơn.

Đồng thời, cần chú ý kỹ thuật bứng cây, đào hố và trồng cây cho từng loại cây, từng đoạn đường, chọn đúng thời vụ trồng và thu ngắn thời gian bứng và trồng cây, đào hố đúng quy cách, đúng kỹ thuật, đúng vị trí. Khoảng cách trồng tùy thuộc nơi trồng như ở vỉa hè phải có khoảng cách cần thiết tới các công trình xây dựng, nhà ở, cột điện…

Ngoài ra, cần nghiên cứu tạo ra các bộ chống cọc, chống lưu động để chống đỡ các cây có nguy cơ gẫy đổ trước các cơn bão. Cây chống đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định theo tính toán và yêu cầu cấu tạo, đảm bảo chống giữ cây xanh trong điều kiện gió bãon

9Xin ông cho biết mục tiêu của“Chương trình KHCN- BĐKH/11-15” đối với sự phát triển bền vững của đất nước?

pgS.tS.trần hồng Thái:

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Chỉ tính trong 10 năm (2001-2010), thiên tai đã làm 9.500 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế là 1,5% GDP/năm. Năm 2015, do tác động của hiện tượng El-Nino, nền nhiệt độ tăng khoảng 0,5-10oC so với trung bình nhiều năm và có số ngày nắng nóng kéo dài hơn; Lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam. Trên khu vực biển Đông, bão và áp thấp nhiệt đới có xu hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta. Đặc biệt, tần suất hoạt động của bão mạnh, siêu bão ngày càng gia tăng với mức độ ảnh hưởng lớn; mùa mưa bão sẽ kết thúc muộn hơn so với trước đây. Bên cạnh đó, hạn hán, nắng nóng có xu thế tăng lên và không đồng đều giữa các khu vực, nhất là ở Trung bộ và Nam bộ.

Nhận rõ nguy cơ đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ đã có kế hoạch tổng thể, hành động kịp thời trong ứng phó với BĐKH. Ngày 2/12/2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 158/2008/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Theo đó, Bộ KH&CN phối hợp với Bộ TN&MT chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai “Chương trình KHCN- BĐKH/11-15”. Mục tiêu chính của Chương trình là nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm đánh giá xu thế, diễn biến và tác

Một phần của tài liệu Số 8 full (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)