bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
Tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang vừa diễn ra Hội thảo đánh giá định kỳ 10 năm Khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQTG) Kiên Giang. Đây là KDTSQTG lớn thứ 2 trong 9 KDTSQTG của Việt Nam được UNESCO công nhận.
KDTSQTG Kiên Giang có sự đa dạng sinh học cao, hệ động, thực vật phong phú với trên 2.340 loài. Trong đó, 1.480 loài thực vật với 116 loài quý hiếm được ghi trong sách Đỏ Việt Nam và 57 loài đặc hữu; khoảng 856 loài động vật với 78 loài quý hiếm, có 36 loài đặc hữu. Hiện nay, đã ghi nhận thêm 48 loài động vật và 17 loài thực vật, với một số loài đặc hữu quý hiếm như thằn lằn ngón Phú Quốc, thằn lằn đá ngươi tròn đuôi trắng, thằn lằn chân ngón Hòn Tre, rắn lục Hòn Sơn, thu hải đường Bà Tài…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về việc xây dựng định hướng quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững, hiệu quả các giá trị KDTSQTG Kiên Giang trong 10 năm tới, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
phạM đình
Tloại tội phạm về ĐVHD
trên internet đang gia tăng với tốc độ chóng mặt. Trên các trang mạng xã hội, các website, các diễn đàn, nhiều loài ĐVHD từ sóc, nhím, trăn, rắn, kỳ đà, cá sấu, chuột đến những loài nguy cấp, quý, hiếm như hổ, culi, rái cá được rao bán ngày càng thường xuyên và công khai, thậm chí kèm theo đầy đủ thông tin của người bán. Ngoài ra, do bản chất mạng internet là một môi trường ảo, các đối tượng lại thường xuyên thay đổi tài khoản, thông tin đăng tải lại có thể thay đổi và dỡ bỏ rất nhanh chóng nên việc xác định lai lịch đối tượng và thu thập chứng cứ còn gặp rất nhiều khó khăn. Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã ghi nhận vi phạm quảng cáo ĐVHD và các sản phẩm từ ĐVHD trên internet đầu tiên vào năm 2008. Tính đến tháng 6/2016, con số này đã lên tới 1.551 vụ việc vi phạm. Cá biệt trong năm 2014, số vụ buôn bán, quảng cáo ĐVHD trên internet được ENV tiếp nhận và xử lý lên tới 855 vụ việc.
Theo quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 15 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định số 40/2015/NĐ- CP), hành vi quảng cáo kinh doanh về động vật rừng trái quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng. Đối với loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP; loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES; loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, do là mặt hàng cấm kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 32/2006/ NĐ-CP, Nghị định số 59/2006/