Xuất CÁC biện phÁp tăng Cường giÁO DụC đđMt

Một phần của tài liệu Số 8 full (Trang 33 - 34)

Cường giÁO DụC đđMt

Giáo dục về lối sống tiết kiệm tài nguyên:

Trong trường học, việc giáo dục cho học sinh tiết kiệm điện, nước, tài sản của nhà trường, kết hợp với việc tận dụng các vật thải có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng lối sống tiết kiệm, không có phế thải, từ đó, rèn luyện cho mỗi cá nhân có phương thức tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.

Bên cạnh đó, cần giáo dục tri thức ĐĐMT cho cán bộ quản lý TN&MT ở các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Môi trường sinh thái, rừng, biển, đồng ruộng, cây xanh, đất đai ở nước ta đều do các cấp chính quyền địa phương quản lý nên họ có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền giáo dục đạo đức sinh thái cho cộng đồng nhằm giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, BVMT.

Xây dựng phong cách mới trong tiêu dùng:

Có 3 yếu tố tác động trực tiếp tới khả năng bền vững là dân số, công nghệ và lối sống. Lối sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của xã hội. Lối sống thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên. Trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, một hình thức biểu hiện của lối sống là cách thức tiêu dùng. Theo thống kê, số lượng rượu bia, thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng tăng lên với tốc độ không tương xứng với mức sống của dân cư. Trung bình, mỗi năm Việt Nam đốt 18.000 tỷ VNĐ thuốc lá, bằng 2 lần tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước. Như vậy, các thành viên trong xã hội đều phải xây dựng lối sống tiết kiệm, không có phế thải và tuân thủ các phương thức bảo vệ thiên nhiên.

Bên cạnh đó, cần thực hiện mua sắm xanh hay còn gọi là mua sắm sinh thái, mua sắm các

sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường. Đó là việc xem xét cân nhắc các vấn đề môi trường và những tiêu chí về giá cả, hiệu quả sử dụng khi quyết định mua sắm sao cho giảm thiểu được nhiều nhất tác động tới sức khỏe và môi trường.

ĐĐMT cần được điều chỉnh bằng pháp luật và dư luận xã hội: Việc tuyên truyền

về môi trường qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách báo, phát thanh, truyền hình...; Vinh danh điển hình tốt về BVMT hay thường xuyên thông báo về sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với những đối tượng cố tình gây ra những hậu quả xấu về môi trường cũng như việc sử dụng và khai thác các yếu tố của tâm lý - xã hội, dư luận xã hội, thói quen, phong thục, tập quán... là tiền đề và cơ sở để hình thành nên ĐĐMT. Để tạo ra những dư luận tích cực trong lĩnh vực BVMT cần cung cấp cho người dân những thông tin về môi trường, tác hại của những hoạt động phá hoại môi trường đến sức khỏe và sự sống của con người. Sự lên án của dư luận xã hội, trong nhiều trường hợp có tác dụng mạnh hơn những nguyên tắc đạo đức

và những quy định hay những điều luật đã ban hành. Vì vậy, tạo dư luận xã hội là biện pháp cần thiết và hiệu quả để nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia BVMT.

Sử dụng các hình thức văn hóa, nghệ thuật, tham quan du lịch, phong tục, luật tục, hương ước, lệ làng trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử của con người đối với tài nguyên thiên nhiên: Một trong những

biện pháp nhanh, dễ đi vào lòng người đó là sử dụng các hình thức văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là các hình thức tổ chức hoạt động văn hóa quần chúng, tham quan du lịch... Thông qua đó, người dân sẽ tham gia các hoạt động này và quan tâm đến việc giữ gìn, tôn tạo danh lam thắng cảnh của đất nước, những hệ sinh thái quý, hiếm như vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Cát Bà, Bạch Mã, động Phong Nha - Kẻ Bàng, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ...

Ngoài ra, cần giữ gìn, bảo tồn những phong tục, tập quán có giá trị đối với việc BVMT như thờ thần Núi, thần Sông, thần Mặt trời, tục lệ tảo mộ và trồng cây vào mùa Xuân...n

VThanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong

Một phần của tài liệu Số 8 full (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)