Thành phố phÁt tRiển bền Vững

Một phần của tài liệu Số 8 full (Trang 34)

để thành phố trở thành đầu tầu phát triển bền vững quốc gia

gS.tSKh. phạM ngọC đăng

Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam

1. thành phố phÁt tRiển bền Vững Vững

Trong thời đại toàn cầu hóa và đô thị hóa, vai trò, vị trí của các thành phố (TP), đặc biệt các TP lớn ngày càng có tính quyết định trong phát triển bền vững (PTBV) vùng cũng như quốc gia. Theo số liệu của Văn phòng dân số thế giới (PRB) của Liên hợp quốc công bố năm 2004, tổng dân số thế giới là 6.396 triệu người, trong đó tỷ lệ dân đô thị đã bắt đầu vượt mức 50%, trung bình của các nước phát triển là 76%, trung bình của các nước còn lại là 41%. Cũng theo số liệu của PRB đến tháng 7/2014, tỷ lệ dân số đô thị toàn thế giới đã đạt tới 54%, ước tính đến năm 2050 sẽ có thêm khoảng 2,5 tỷ người sống ở các TP, tỷ lệ dân đô thị thế giới sẽ đạt tới 66%.

Ở Việt Nam, từ khi “Đổi mới” (năm 1986) đã mở ra một thời kỳ đô thị hóa nhanh. Năm 1990, nước ta mới có 500 đô thị lớn nhỏ; năm 2000 đã có 649 và đến tháng 6/2015, tổng số đô thị ở nước ta là 778 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 17 đô thị loại 1, 25 đô thị loại 2, 43 đô thị 3, 90 đô thị loại 4 (thị xã) và 601 đô thị loại 5. Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị của nước ta là 38%. Theo Quyết định số 445/QĐ-TTg, ngày 7/4/2009 về định hướng quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 thì đến năm 2025 khoảng 50% dân số nước ta sẽ sống ở các đô thị.

Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ngày càng tập trung tại các đô thị lớn. Ở các nước ASEAN gần 3/4 GDP và khoảng 2/3 tổng sản lượng xuất khẩu quốc gia do các đô thị đóng góp như Metro Bangkok (năm 2005) đóng góp tới 44% GDP của Thái Lan, Metro Manila (năm 2006) đóng góp tới 37% cho GDP của Philípin, TP. Hồ Chí Minh (năm 2006) đóng góp 23,5% cho GDP Việt Nam.

Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, Braxin, có 179 nước tham dự, trong đó có Việt Nam, đã thống nhất quan điểm về BVMT và PTBV, coi đó là trách nhiệm chung

của toàn nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio về PTBV (Chương trình Nghị sự 21- Agenda 21). Ngày 17/8/2004, Việt Nam đã ban hành định hướng chiến lược PTBV (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) nhằm PTBV đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và BVMT. Bộ KH&ĐT cũng đã đề ra bộ chỉ tiêu PTBV quốc gia gồm 24 chỉ tiêu. Văn phòng PTBV, Bộ TN&MT đã đề ra Bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá tính bền vững về TN&MT. Bộ chỉ thị này gồm 10 chủ đề, mỗi chủ đề có một số chỉ thị, tổng số là 27 chỉ thị.

Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam chưa có địa phương, TP nào lập kế hoạch xây dựng PTBV, chỉ có TP. Đà Nẵng đã thông qua kế hoạch và định hướng đến năm 2030 sẽ trở thành TP Môi trường. Do vậy, xây dựng và ban hành bộ tiêu chí TP bền vững ở Việt Nam đã trở thành vấn đề bức thiết. PTBV các TP để trở thành đầu tầu thúc đẩy PTBV quốc gia.

Hiện nay có khá nhiều khái niệm khác nhau về tên gọi TP có liên quan đến PTBV, như là: TP sinh thái, TP xanh, TP môi trường, TP bền vững về môi trường TP bền vững, TP đáng sống. Do vậy, cần phải thống nhất quan điểm thế nào là TP bền vững. Có thể hiểu “Phát triển TP bền vững là sự phát triển hài hòa, cân bằng giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT, nhằm mục tiêu tạo ra điều

kiện sống của dân cư đô thị khá giả hơn, tiện nghi và hạnh phúc hơn ở thế hệ hiện tại mà không gây ra gánh nặng cho các thế hệ tương lai”

kiện sống của dân cư đô thị khá giả hơn, tiện nghi và hạnh phúc hơn ở thế hệ hiện tại mà không gây ra gánh nặng cho các thế hệ tương lai” tính chất tiêu biểu:

Các tiêu chí về TP bền vững môi trường

Nhân ngày Môi trường thế giới (năm 2005) tại TP San Francisco (Mỹ), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã tổ chức Hội nghị quốc tế về phát triển TP bền vững môi trường, có đại diện các TP của hơn 100 nước và nhiều tổ chức quốc tế tham dự. Hội nghị đã thông qua “Hiệp định Môi trường Đô thị của Liên hợp quốc - 2005”. Theo đó, Hiệp định đề ra hệ thống các tiêu chí của TP bền vững môi trường, gồm 7 lĩnh vực: Năng lượng; Giảm thiểu chất thải; Thiết kế đô thị; Bảo đảm môi trường thiên nhiên; Giao thông vận tải; Sức khỏe môi trường và Môi trường nước. Mỗi lĩnh vực có 3 tiêu chí, tổng cộng có 21 tiêu chí.

Năm 2005, Ban Thư ký của ASEAN đã phát động phong trào xây dựng các

Một phần của tài liệu Số 8 full (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)