Giải phÁp thúC đẩy Sản Xuất Và tiêu Dùng SpCbt tại Việt

Một phần của tài liệu Số 8 full (Trang 53)

Và tiêu Dùng SpCbt tại Việt nAM

Mặc dù, hệ thống chính sách của Nhà nước hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững tương đối hoàn thiện, song các giải pháp còn mang tính chung chung dẫn đến khó thực hiện. Để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng các SPCBT, cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành để thực hiện một số giải pháp cụ thể:

Hoàn thiện khung pháp lý: Rà soát, hoàn

thiện và thực hiện các chính sách về tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững, trong đó chú trọng đến các SPCBT; Phát động chương trình thúc đẩy tiêu dùng bền vững theo quy mô các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế; Triển khai các hoạt động thay đổi hành vi và thói quen của người tiêu dùng đối với các SPCBT; Nghiên cứu tiêu chí, xây dựng quy trình dán nhãn SPCBT phù hợp với tiêu chí SPCBT của quốc tế; Thực hiện hiệu quả chính sách mua sắm công xanh nhằm kích cầu tiêu dùng các sản phẩm thân thiện môi trường và khuyến khích DN tham gia sản xuất.

Đặc biệt, cần có các chính sách khuyến khích, cơ chế ưu đãi đặc thù, hỗ trợ DN, tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Xây dựng, hoàn thiện

chính sách thương mại, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu SPCBT phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế và khu vực, cũng như các hiệp định môi trường, hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Phát triển khoa học - công

nghệ: Thúc đẩy phát triển 3R

(giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải); Tăng cường nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về năng lượng sạch, giảm đầu tư vào những dự án phát thải lớn; Khuyến khích các ý tưởng công nghệ các bon thấp; Triển khai các hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất và năng lượng.

Về kinh tế: Ban hành các

cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích tạo động lực cho các DN tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất SPCBT; Tổ chức hội chợ, triển lãm và hỗ trợ DN tham gia các quầy hàng trong siêu thị dành riêng cho SPCBT; Tạo nguồn vốn đầu tư hướng đến việc khởi xướng các ý tưởng sáng tạo, công nghệ ứng phó với BĐKH, các dự án xanh, tạo việc làm xanh; Ưu đãi về thuế, phí đối với các SPCBT.

Nâng cao nhận thức, giáo dục, truyền thông: Đào tạo

và phổ biến các kiến thức, chính sách, pháp luật về sản xuất và tiêu dùng SPCBT cho cán bộ, DN và người lao động; Lồng ghép nội dung giáo dục về sản xuất và tiêu dùng bền vững nói chung và SPCBT nói riêng vào trong chương trình giáo dục các cấp. Mặt khác, thiết kế các chương trình quảng cáo và tiếp thị thân thiện môi trường; Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông, quảng bá về nhãn sinh thái cho người tiêu dùng; Tổ chức dán nhãn, trao giải thưởng trong các lĩnh vực kinh doanh; Phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến lợi ích tiêu dùng SPCBT…

Đồng thời, cộng đồng DN cần tích cực tham gia, hưởng ứng các chiến lược, chính sách, chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, tiêu dùng sản phẩm xanh. Từ đó, tạo động lực thay đổi công nghệ sản xuất theo hướng sản xuất sạch hơn; tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng năng lượng tái tạon

Một phần của tài liệu Số 8 full (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)