Công tác cốp pha

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) thiết kế trung tâm y tế quận sơn trà – giai đoạn i (Trang 112 - 115)

6.9.1. Yêu cầu chung

a. Đúng với yêu cầu thiết kế về loại cốp pha, hệ giàn giáo b. Đúng với kích thước, chủng loại của xà gồ, giàn giáo

c. Vững chắc; đạt chiều dày cần thiết; không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.

d. Cốp pha phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông.

e. Cốp pha phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện.

f. Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống phải được tính toán cụ thể; gỗ chống phải được chống xuống chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công.

g. Cốp pha có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.

h. Mặt khác, riêng cốp pha sàn có thể lót bạt trên ván nhằm tránh tối đa việc mất nước xi măng.

i. Khi thi công cốp pha cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo.

6.9.2. Biện pháp thi công

a. Xác định số lượng, vị trí bố trí phù hợp cho từng cấu kiện theo đúng bản vẽ thiết kế

b. Dọn dẹp, vệ sinh mặt bằng tránh mặt bằng gồ ghề không bằng phẳng dẫn đến việc đỡ hệ cốp pha không đảm bảo

c. Chuẩn bị cột chống

- Đặt bệ kích, liên kết các bệ kích bằng thanh giằng ngang, giằng chéo - Lắp các thanh giằng ngang, giằng chéo

SVTH: HUỲNH ANH KHOA 86

TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN SƠN TRÀ – GIAI ĐOẠN I

- Lắp các kích bệ đỡ phía trên, lồng khớp nối và siết chặt để giữ khớp nối, điều chỉnh cao thấp bằng các đai ốc cánh các bệ kích đúng thiết kế

- Toàn hệ thống phải được liên kết chặt chẽ

- Hệ xà gồ được đặt trên các bệ kích, được giữ bởi các góc cạnh của bệ kích - Cốp pha đặt trên hệ gà gồ

d. Phương pháp lắp ghép cốp pha phải đảm bảo nguyên tắc đơn giản và dễ tháo dỡ; bộ phận nào cần tháo trước không bị phụ thuộc vào bộ phận phải tháo sau. e. Khi lắp dựng cốp pha, phỉa căn cứ vào các mốc trắc đạc trên mặt đất, đồng thời

dựa vào bản vẽ thiết kế thi công để đảm bảo kích thước, vị trí tương quan giữa các bộ phận công trình và vị trí của công trình trong không gian. Đối với các bộ phận trọng yếu của công trình, phải đặt thêm nhiều điểm khống chế để dễ dàng trong việc kiểm tra đối chiếu.

f. Khi cố định cốp pha bằng dây chằng và móc neo, dây và móc phải chắc chắn không bị tuột. Dây phải thật căng để khi chịu lực không làm cho cốp pha bị biến dạng.

g. Mặt tiếp giáp giữa khối bê tông với nền đá hoặc khối betong đã đổ trước, cũng như khe hở giữa các cốp pha, phải đảm bảo không cho vữa ximang chảy ra ngoài.

h. Khi ghép dựng cốp pha, phải chừa lại một số lỗ thích đáng ở bên dưới để khi rửa cốp pha và mặt nền, nước và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài. trước khi đổ betong các lỗ này phải bịt kín.

6.9.3. Kiểm tra, nghiệm thu

- Cốp pha, đà giáo khi lắp dựng xong được kiểm tra và nghiệm thu theo các yêu cầu ở bảng 1 và bảng 2 của TCVN 4453-1995.

6.10. An toàn thi công cốp pha, giàn giáo

6.10.1.Nguy cơ xảy ra

a. Công nhân bị ngã khi lắp đặt cốp pha do chỗ làm việc không bảo đảm an toàn, không sử dụng dàn giáo; có sử dụng giàn giáo nhưng chất lượng của chúng không đáp ứng các yêu cầu an toàn về điều kiện chịu lực và ổn định nên bị gãy hoặc đổ; sàn thao tác không có lan can bảo vệ; đứng thao tác ở những nơi chênh vênh nguy hiểm mà không đeo dây an toàn,…

b. Cốp pha, dụng cụ hoặc vật liệu bị đổ hoặc rơi từ trên cao xuống do việc lắp đặt hệ cốp pha không đúng quy trình kỹ thuật;

6.10.2.Biện pháp đề phòng

a. Để đề phòng cốp pha bị sập đổ khi gia công chế tạo và lắp đặt, phải thực hiện theo đúng thiết kế và chỉ dẫn của kỹ sư công trường.

b. Khi làm việc, công nhân phải đeo dây an toàn và dây an toàn phải cố định vào các bộ phận hoặc kết cấu vững chắc.

c. Khi lắp đặt cốt pha ở độ cao từ 1,5 m trở lên so với mặt đất hay sàn nhà, công nhân phải đứng trên sàn thao tác chắc chắn, được bắc trên khung đỡ, giáo ghế hay giáo cao, có lan can bảo vệ cao ít nhất 1m và hai thanh chắn ngang cách nhau 30cm.

d. Khi lắp đặt cốt pha cột hay rầm có độ cao tới 5,5 m, có thể dùng giáo ghế di động, nếu cao hơn 5,5 m thì dùng giáo cao.

e. Khi thi công cốt pha tường bê tông cốt thép bằng cốp pha luân lưu phải có sàn thao tác có lan can chắc chắn.

f. Đối với cốp pha trượt (áp dụng để thi công các công trình bê tông cốt thép cao như: ống khói, xilô, bể chứa hoặc trụ đài nước,…) tất cả các bộ phận của cốp pha trượt như: khung kích, giá đỡ, giá treo,… phải được chế tạo, lắp đặt theo đúng bản vẽ thiết kế đã được duyệt. Máy móc, thiết bị, dụng cụ hoặc vật liệu đặt trên sàn cốp pha trượt phải phù hợp với tải trọng tính toán. Không được tập trung đông người trên sàn cốp pha trượt và giá treo vì như vậy có thể làm gãy các kết cấu đỡ do quá tải.

g. Khi lắp đặt cốp pha tấm lớn theo nhiều đợt (cốp pha tường), chỉ được lắp đặt đợt trên sau khi cốp pha đợt dưới đã được cố định chắc chắn. Cốp pha ghép sẵn thành khối hay tấm lớn phải đảm bảo vững chắc và khi cẩu lắp bằng máy trục phải tránh va chạm vào các bộ phận kết cấu đã lắp trước.

h. Những bộ phận chống đỡ cốp pha (cột chống hay miếng kê) cần đượsc đặt trên nền chắc chắn, tránh bị lún trong quá trình thi công.

CHƯƠNG VII: DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

Trung Tâm Y Tế Quận Sơn Trà – Giai Đoạn I Tọa lạc tại P.An Hải Tây, Q.Sơn Trà, Tp.Đà Nẵng.

Khối lượng công việc được tính toán dựa vào hồ sơ thiết kế kiến trúc và kết cấu do 2 công ty:

- Công ty Cổ Phần Tư Vấn và Đầu Tư Bông Sen Vàng.

- Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng Khoa Trúc Việt.

Lập hồ sơ vào ngày 30 tháng 8 năm 2020

SVTH: HUỲNH ANH KHOA 88

TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN SƠN TRÀ – GIAI ĐOẠN I

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) thiết kế trung tâm y tế quận sơn trà – giai đoạn i (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)