Đốivới động vật 23

Một phần của tài liệu Bài giảng: Kỹ thuật lạnh pdf (Trang 25 - 27)

III. Kỹ thuật lạn hở Vị êt Nam:

2.2.1.Đốivới động vật 23

Động vật chia làm 2 nhóm: máu nóng và máu lạnh

1. Nhóm máu nóng:

Ởđộng vât máu nóng nhiệt độ có thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh dưới tác dụng của nhiệt độ thấp cơ thể dạng động vật máu nóng còn sống

được khá lâu trước khi xảy ra sự tê cóng cơ thể sẽ chết nếu thân nhiệt của nó tăng giảm 2 ÷ 30C so với mức bình thường.

http://www.ebook.edu.vn

- Tăng độ nhớt của huyết tương (do năng lượng bề mặt giảm nên chúng dễ kết hợp lại với nhau và do chuyển động phân tử giảm xuống).

- Giảm độ thấm hút của màng tế bào. Màng tế bào thuộc loại màng bán thấm, nó thấm hút có tính chọn lọc các chất hòa tan và nước còn một số chất thì bị giữa lại. Trong quá trình khuếch tán cũng chỉ có một só con qua lại nó dễ dàng, còn một số thì bị giữ lại, cho nên chúng tạo thành một lớp diện tích bên ngoài màng tế bào và lúc bấy giờ sự khuếch tán không phải là khuếch tán thường mà là sự khuếch tán dưới tác dụng của diện tích.

Ở nhiệt độ dưới điểm otecti, điện tích của các phần tử mất hiệu lực cho nên cũng không thể có sự khuếch tán dù là vẫn có sự chênh lệch nồng độ.

Như vậy ở nhiệt độ thấp sự khuếch tán thông thường bị hạn chế và không thể

thực hiện được sự khuếch tán dưới tác dụng của điện tích một cách mạnh mẽ, nên không thể trao đổi chất dinh dưỡng trong tế bào cơ thể cũng thải như thải những chất cặn bã trong tế bào, vì vậy một số tế bào bị chết dưới tác dụng của lạnh. Nhưng trong cơ thể luôn luôn có sự chống đỡ lạnh bằng cách này hay cách khác để bảo tồn sự sống.

a. Tăng cường lớp da bảo vệ: để giảm sự tổn thất nhiệt từ trong có thể ra xung quanh, do đó giảm bớt được sự sinh nhiệt của cơ thể bên trong. Do vậy các động vật xứ lạnh có lớp lông dày, đất đai dày, tích nhiều mỡ. Có một số trường hợp biến đổi về

màu sắc có thể đổi từ màu đen (có độ bức xạ lớn) sang màu trắng (có độ bức xạ bé). Nhà bác học lạnh Pháp Monvoisier đã thí nghiệm đem nhốt con mèo đen vào phòng lạnh - 60C sau 30 ngày thì lông mèo biến thành màu trắng. Nhưng sau hơn 3 tháng sống ở nhiệt độ bình thường thì lông trắng lại biến thành đen.

b. Tăng cường sản xuất nhiệt bên trong cơ thể: bằng cách hoạt động nhiều (người xứ rét đi nhanh hơn ...) để cơ năng biến thành nhiệt năng. Nhưng biện pháp chủ

yếu là cần cung cấp nhiều thức ăn có độ calo cao.

Đặc biệt ở một sốđộng vât máu nóng miền Bắc cực dưới tác dụng của nhiệt độ

thấp thì chuyển về dạng “ nằm yên”, lúc đó cơ thể nó giảm thoát nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách hạ nhiệt độ của cơ thể xuống, như dơi bắc cực mùa đông nó có thể hạ thân nhiệt, xuống tới +80C với nhiệt độ không khí là +60C. Động vật ở dạng “nằm yên” không hoạt động sống, song gặp điều kiện thích hợp; thì hoạt động bình thường trở lại (giống VSV ở trạng thái nha bào). Các nhà bác học Smit, Xakharov đã giải thích sự biến chuyển trạng thái này là do sự biến đổi thành phần trong máu và chất béo, huyết tương trở nên loãng hơn, các axit béo no chuyển thành axit béo không no, do dó nhiệt độ đóng băng của lipit sẽ thấp hơn (khối lượng phân tử nhỏ thì nhiệt độ đóng băng thấp). Ngoài ra protit của màng tế bào bắt đầu liên kết với muối bằng cách chuyển N-3 thành N-5.

http://www.ebook.edu.vn

Và hợp chất mới có khả năng hút nước, muốn tách lượng nước ấy ra cần hạ điểm đóng băng. Đối với một phân tử gam chất này liên kết với một lượng nước nào

đó thì hạ băng điểm riêng (hằng số nghiệm lạnh) là 1,840C.

Vì vậy để giữđựơc quá trình “nằm yên” động vật máu nóng cần tích tụ 1 lượng mỡ, glycogen (tinh bột động vật) là những chất khi giảm nhiệt độ môi trường sống bên ngoài thì chúng phân ly các axit béo khác và các mono ... do đó tăng nồng độ phân tử

trong tế bào cơ thể.

2. Nhóm động vật máu lạnh:

Thân nhiệt của chúng thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài. Ví dụ: như cá còn ở

dưới biển thì nhiệt độ của nó bằng nhiệt độ nước bề (15 ÷ 280C) nhưng khi đánh bắt lên bờ thì có nhiệt độ từ 22 ÷300C. Ở nhiệt độ t0 < 00C thì trong tế bào cơ thểđộng vật máu lạnh cũng có hiện tượng:

- Tăng độ nhớt của huyết tương, do đó thực hiện quá trình tuần hoàn, bài tiết và dinh dưỡng trong cơ thể.

- Giảm độ thấm hút của tế bào.

Nói chung động vật có máu lạnh có khả năng chống rét tốt hơn nên từ lâu người ta đã ứng dụng tính chất ấy vào phương pháp bảo quản và chuyển cho cá sống, nghĩa là làm lạnh để chuyển vào trạng thái “nằm yên” sau đó cho vào môi trường ấm để

sống lại bình thường. Quá trình chuyên chở bảo quản như vậy chính là quá trình cất giữ theo phương pháp hạn chế sự sống.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Kỹ thuật lạnh pdf (Trang 25 - 27)