Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật của chế độ thai sản

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI – THỰC TIỄN THỰC THI TẠI CHI NHÁNH MAY VIỆT ĐỨC – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG (Trang 67 - 69)

5. Kết cấu của báo cáo

3.1.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật của chế độ thai sản

Thứ nhất, về BHXH nói chung và các chế độ nói riêng trong đó có chế độ thai sản, pháp luật nên mở rộng hơn những đối tượng đóng BHXH bắt buộc, không chỉ trong một phạm vi đối tượng là những người lao động và những cán bộ công chức nhà nước mà có thể mở rộng ra những đối tượng khác như những người quản lý doanh nghiệp, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, hoặc mới nhất là những người trong thời gian gần đây nổi lên nhờ việc lao động thông qua công nghệ điện tử, cụ thể là làm những công việc kiếm tiền trên mạng xã hội hay các trang mạng, những người này có từ một đến nhiều người cùng làm việc và pháp luật lại đang có rất ít những quy định về những mảng này, họ có thể thành lập thành một công ty, doanh nghiệp trên nền tảng giải trí nhưng đa phần họ chỉ tập hợp thành từng nhóm nhỏ và kinh doanh cùng với nhau, việc này cũng gây nên khó khăn cho nhà nước vì đây là một ngành mới mà mới gần đây ngành nghề kinh doanh qua công nghệ này mới được nhà nước quy định về việc đóng thuế thu nhập cá nhân nhưng lại chưa thể định hình và quản lý được sâu vào ngành nghề này. Nói sâu hơn thì những người kinh doanh công nghệ điện tử qua các trang mạng xã hội hay trang web mạng này nếu họ là cá nhân thì có thể có hoặc không đóng BHXH tự nguyện, nhưng nếu là một nhóm cùng làm thì thường là sẽ có một người đứng đầu và cũng giao công việc và những người khác cũng làm theo, nhìn kĩ hơn thì nó cũng giống với quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhưng nếu nhóm người đó không lập thành một công ty, doanh nghiệp nào thì những người này lại không thuộc đối tượng đó BHXH bắt buộc, nếu họ không có đủ hiểu biết thì cũng sẽ không biết về BHXH tự nguyện, có thể nói lúc này chế độ BHXH đã bỏ qua một số đối tượng có thể bổ sung vào BHXH mà đối với những người đó cũng sẽ bỏ qua những sự đảm bảo, quyền lợi và lợi ích mà BHXH mang lại cho họ khi họ ốm đau, bệnh tật hoặc

người phụ nữ có thai. Vậy nên nhà nước nên bước kịp với bước tiến của xã hội và bổ sung thêm đối tượng cho chế độ BHXH.

Thứ hai, ta có thể tạo nên một loại bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trong đó cũng có các chế độ ốm đau, thai sản cùng với hưu trí và tử tuất, tất nhiên đối với loại bảo hiểm xã hội tự nguyện này sẽ yêu cầu khác về mức đóng, mức hưởng và trường hợp, đối tượng được hưởng khác một phần nào đó đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng điều này có thể giúp đối tượng của BHXH có thêm điểm chung giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện và gia tăng thêm nguồn tiền vào các quỹ BHXH. Trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp không thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc và họ cũng không tham gia vào BHXH tự nguyện, điều này sẽ cản trở mục tiêu bao phủ BHXH đến mọi người, mọi khu vực trên đất nước, từ đó sẽ không thể phát huy được tối đa lợi ích vốn có cẩu BHXH cũng như khó khăn trong giải quyết được những trường hợp mà người không đóng bảo hiểm hoặc đóng BHXH tự nguyện khi họ bị ốm đau hoặc mang thai làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Thứ ba, trong thực tế có trường hợp có người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi đang nhận nuôi con nuôi nhưng lại bất ngờ mang thai và theo pháp luật thì người lao động đó đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Câu hỏi đặt ra là vậy người lao động nữ đó sẽ được hưởng chế độ thai sản như thế nào? Điều này chưa được pháp luật quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào do đây là trường hợp không nằm trong dự tính trước của pháp luật, ta có thể cân nhắc quy định việc cho những người thuộc trường hợp như trên sẽ được hưởng cả 2 chế độ thai sản là nuôi con nuôi và khi sinh con để đảm bảo nhất về vấn đề ổn định cuộc sống của người lao động đó, hoặc cũng có thể tạo ra một quy định riêng quy định về trường hợp người lao động đang hưởng chế độ nuôi con nuôi mà lại đồng thời xin hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc trường hợp ngược lại với một mức hưởng, thời gian nghỉ được cân nhắc bởi nhà nước và đồng thời cũng dự kiến trước thêm các chế độ thai sản có thể hưởng cùng một lúc để có những quy định nhằm hoàn thiện hơn pháp luật về chế độ thai sản nói riêng và quy định về BHXH nói chung.

Thứ tư, theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về “Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý” có quy định về việc người lao động nữ sẽ được hưởng chế độ nếu trong trường hợp người lao động nữ đó đi phá thai do bệnh lý, tức là nếu mà người lao động nữ đó mang thai nhưng cái thai bị bệnh nào đó khó có thể cứu chữa và phải phá thai thì người lao động nữ đó sẽ được hưởng chế độ thai sản. Nhưng nếu trường hợp mà vì một lý do nào đó mà người lao động nữ đó mang thai và cái thai không bị bệnh lý và việc phá thai là hoàn toàn dựa vào ý chí tự nguyện của người lao động nữ đó thì trường hợp này lại không giống với quy định của pháp luật đặt ra để được hưởng chế độ thai sản. Nếu có một cái nhìn chung thì chế độ thai sản nhằm mục đích để người phụ nữ ổn định lại sức khỏe và ổn định cuộc sống khi đang nghỉ hưởng chế độ thai sản và sau khi hưởng chế độ xong thì họ sẽ có một trạng thái sức khỏe ổn định để tiếp tục tham gia quan hệ sản xuất, thế nên nếu chúng ta không quá coi trọng về mục đích của việc phá thai là gì thì việc phá thai vẫn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người phụ nữ. Vậy nên, nhà nước vẫn nên có thêm một quy định về vấn đề người lao động nữ hưởng chế độ thai sản khi phá thai một cách tự nguyện không phải là phá thai do bệnh lý.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI – THỰC TIỄN THỰC THI TẠI CHI NHÁNH MAY VIỆT ĐỨC – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG (Trang 67 - 69)