Tham khảo một số nước về chế độ thai sản

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI – THỰC TIỄN THỰC THI TẠI CHI NHÁNH MAY VIỆT ĐỨC – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG (Trang 32)

5. Kết cấu của báo cáo

1.3.2. Tham khảo một số nước về chế độ thai sản

* Nhật Bản

Tại Nhật Bản, khi một bà mẹ nghỉ sinh con sẽ được nghỉ 8 tuần và cả người lao động nam và nữ ở Nhật đều được nghỉ hưởng chế độ thai sản có trợ cấp đến khi con 01 tuổi hoặc đến 1,5 tuổi với các trường hợp đặc biệt.

Tiền trợ cấp sẽ được chia thành 2 đợt:

- Ngày bắt đầu nghỉ chế độ để chăm con đến ngày thứ 180 sẽ được trợ cấp 67% lương hàng tháng

- Từ ngày 180 trở đi: trợ cấp 50% lương hàng tháng.

Điều đặc biệt có ở Nhật là chế độ thai sản áp dụng cho cả công nhân nước ngoài sống tại nhật với điều kiện là họ phải đóng đầy đủ phí Bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhật.

* Singapore

Tại Singapore người chồng sẽ được nghỉ một tuần có lương để chăm sóc người vợ mới sinh và chăm con. Tại đây có chế độ là người vợ san sẻ ngày nghỉ của mình cho chồng, cụ thể, là nếu người vợ đồng ý san sẻ một tuần trong 4 tháng nghỉ chế độ thai sản của mình thì người chồng của cô ấy sẽ được nghỉ thêm, và lương trong thời gian người chồng nghỉ để chăm vợ đang mang thai và con trước và sau sinh sẽ được chính phủ Singapore chi trả.

Người phụ nữ sinh 2 con đầu có thể được hưởng 8 tuần nghỉ chế độ và hưởng trợ cấp của chính phủ, nếu sinh từ con thứ 3 trở lên thì có thể hưởng 16 tuần trợ cấp thai sản.

Tại Nga, các sản phụ rất được ưu ái bởi những chế độ về thai sản tốt do dân số của Nga không được coi là đông đúc, cụ thể:

Theo pháp luật Nga thì sản phụ có 3 hình thức hưởng chế độ thai sản là:

- Nghỉ 140 ngày trong đó 70 ngày là nghỉ trước khi sinh và 70 ngày còn lại là nghỉ sau khi sinh thì sẽ được hưởng 100% lương

- Nghỉ 50% lương với điều kiện là sau khi nghỉ hết chế độ thai sản 100% lương thì từ thời điểm đó đến khi con được 1,5 tuổi người mẹ có thể nghỉ tiếp trong thời gian đó với 50% lương

- Nghỉ thai sản không hưởng lương là sau khi nghỉ hết chế độ nghỉ 50% lương tức là con được 1,5 tuổi mà muốn nghỉ tiếp thì có thể nghỉ không lương cho đến khi con được 3 tuổi.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CHI NHÁNH MAY VIỆT ĐỨC - TNG 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về chế độ thai sản

2.1.1. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản

Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ bao gồm các quy định của nhà nước nhằm đảm bảo thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con cho người lao động nói chung khi nuôi con sơ sinh, khi thực hiện các biện pháp tránh thai.

Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ - Đối tượng hưởng chế độ thai sản

 Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động

 Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

 Cán bộ, công chức, viên chức

 Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu

 Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

 Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

- Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 Lao động nữ sinh con.

 Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

 Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

 Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

 Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. - Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Người lao động là Lao động nữ sinh con, Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Người lao động là Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động là Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

2.1.2. Chế độ và quyền lợi của chế độ thai sản

* Thời gian hưởng chế độ

- Hưởng chế độ khi khám thai:

 Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.

 Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

- Hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì thời gian nghỉ việc tối đa của người phụ nữ được quy định như sau:

 10 ngày nếu thai < 05 tuần tuổi.

 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi - dưới 13 tuần tuổi.

 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi - dưới 25 tuần tuổi.

 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. - Hưởng chế độ khi sinh con

 Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

 Nếu lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con như sau:

 05 ngày làm việc.

 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

 Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

 Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Và tùy vào từng trường hợp mà pháp luật dự liệu trước được quy định cụ thể về trường hợp và thời gian hưởng chế độ thai sản khác nhau.

- Hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

- Hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

 Đối với tiền trợ cấp 01 lần khi sinh con thì được tính như sau:

Tiền trợ cấp 01 lần khi sinh con = (Mức lương cơ sở x 2)/ 01 con

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con được tính bằng 02 lần mức lương cơ sở trên một người con.

 Đối với tiền thai sản trong thời gian sinh con hoặc nhận con nuôi thì được tính như sau:

Mức hưởng 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Trường hợp có ngày lẻ thì được tính:

x số ngày nghỉ

Đối với tiền nghỉ khám thai và chế độ lao động nam đóng bảo hiểm được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con thì được tính như sau:

x số ngày nghỉ

Đối với tiền của trường hợp hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và trường hợp chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì được tính như sau:

x số ngày nghỉ

Đối với tiền hưởng trong trường hợp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thì được tính như sau:

Mức hưởng một ngày = 30% mức lương cơ sở

Với chế độ bảo hiểm xã hội thai sản, thực sự đã có một bước ngoặt thay đổi lớn trong xã hội kể từ khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực. Những quy định về chế độ thai sản được nhìn nhận theo cá nhân là đã được bao quát rất kĩ về các trường hợp có thể hưởng chế độ thai sản, từ sinh con, nuôi con nuôi bình thường, cho đến cả những trường hợp như đi khám thai, trường hợp sẩy, nạo hút thai,… đặc biệt là quy định về người chồng cũng được hưởng chế độ thai sản khi mà người vợ sinh con. Có thể nói nhà nước đã dành sự quan tâm rất lớn dành cho chế độ thai sản này, đảm bảo lợi ích cao nhất cho những người phụ nữ lao động đang mang thai.

2.1.3. Trình tự thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm: a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định của pháp luật phải có:

 Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

 Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con, bao gồm:

 Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;

 Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

 Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;

 Trường hợp con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con;

 Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ;

 Trong trường hợp sau khi sinh con mà lao động nữ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của lao động nữ mang thai hộ;

 Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

5. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ thực hiện theo quy định tại Điều 103 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

6. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con, bao gồm:

 Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;

 Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

 Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;

 Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử;

 Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

 Trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con.

7. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có

 Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

* Thủ tục hưởng chế độ thai sản

Bước 1. Người lao động nộp hồ sơ

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản nêu trên cho người sử dụng lao động.

Trường hợp đã thôi việc trước khi sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi, người lao động trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Bước 2. Cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người lao động hoặc người sử dụng lao động, cơ quan BHXH giải quyết và chi trả chế độ trong thời hạn:

- Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp do người sử dụng lao động đề nghị.

- Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH.

2.1.4. Mức đóng và nguồn hình thành chế độ bảo hiểm thai sản

2.1.4.1. Nguồn hình thành quỹ

Là một trong các chế độ trong BHXH, tuy sẽ được phân chia thành các quỹ khác nhau nhưng về nguồn hình thành quỹ chế độ thai sản sẽ giống với nguồn hình thành quỹ BHXH cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 82, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có 5 nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội chính bao gồm:

 Người lao động (khoản đóng bắt buộc hoặc tự nguyện theo quy định của pháp luật).

 Người sử dụng lao động (khoản đóng bắt buộc theo quy định của pháp luật).

 Sự hỗ trợ từ Nhà nước.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI – THỰC TIỄN THỰC THI TẠI CHI NHÁNH MAY VIỆT ĐỨC – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w