KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu De an chien luoc kinh doanh công ty CP xi măng bỉm sơn (Trang 62)

5.5.1. Sự cần thiết khách quan của việc kiểm soát và điều chỉnh chiến lược

Kiểm soát chiến lược là quá trình trong đó những người quản trị giám sát việc thực hiện của một tổ chức cũng như các thành viên của nó để đánh giá các hoạt động xem chúng có được thực hiện một cách hiệu quả hay không, nhờ đó thực hiện hành động sửa chữa để cải thiện nếu nó không thực sự hiệu quả.

Kiểm soát chiến lược không chỉ là công cụ phản ứng với các sj kiện sau khi nó phát sinh mà còn là công cụ để duy trì cho tổ chức đúng hướng, tiên đoán trước các sự kiện có thể phát sinh, đáp ứng một cách nhanh chóng với các cơ hội mới xuất hiện.

5.5.3. các nội dung kiểm tra và đánh giá chiến lược:

Kiểm tra thực hiện kế hoạch năm của công ty:

 Mức độ thỏa mãn khách hàng.  Mức tiêu thụm chi phí Marketing.  Tăng, giảm thị phần.

 Lợi nhuận …..

Kiểm tra khả năng sinh lợi của quá trình bên trong:

 Các nhóm sản phẩm  Các khu vực thị trường.  Các nhóm khách hàng.  Các kênh phân phối.

Kiểm tra tính phù hợp của chiến lược công ty:

 Sứ mệnh, mục tiêu, nhiệm vụ.  Thích ứng môi trường.

 Năng lực cạnh tranh.  Hiệu quả kinh tế - xã hội.

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN I. KIẾN NGHỊ

1.1. Với chính phủ

Một là: Bỏ cơ chế quản lý giá trần, khống chế giá sàn để tăng cường sức cạnh

tranh cho các doanh nghiệp Nhà Nước và doanh nghiệp có cổ phần Nhà Nước. Cho phép các công ty này tư quyết định giá và hoạt động theo cơ chế thị trường.

Hai là: Với thuế nhập khẩu Clinker trong giai đoạn hiện nay, Chính Phủ nên

có mức thuế nhập khẩu ưu đãi ở mức 0% (thực hiện Cept - AFTA là từ 5% trở xuống) để hỗ trợ các trạm nghiền trong nước hoạt động tốt góp phấn ổn định nguồn cung xi măng trong giai đoạn hiện nay.

Ba là: Sản xuất xi măng là ngành công nghiệp có suất đầu tư cao tổng vốn đầu

tư lớn thời gian thu hồi vốn dài. Nhà nước cần có một hệ thống chính sách ưu đãi về lãi suất vốn vay đầu tư xi măng; tăng thời gian trả nợ đối với các dư án xi măng.

Bốn là: Tháo gỡ các vướng mắc, cho phép và tạo điều kiện cho các công ty

trực thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá.

Năm là: Qui hoạch và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho phát triển

xi măng như Cơ khí, tự động hoá, điện tử, than, điện…để hỗ trợ ngành xi măng phát triển ổn định.

Sáu là: Hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư, cần phải quan tâm thỏa đáng đến

công tác xúc tiến thương mại, có chính sách hỗ trợ xuất khẩu mạnh, trong đó cần ưu tiên giảm thuế xuất khẩu và có các ưu đãi khác cho các doanh nghiệp để thâm nhập vào thị trường Campuchia và Lào.

Bảy là: Chính phủ cần có qui hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành:

công nhân kỹ thuật, kỹ sư chuyên ngành bằng việc quan tâm phát triển các trường đào tạo trong nước và ưu đãi cho việc liên kết đào tạo nhân lực cho ngành tại nước ngoài

Tám là : Hoàn thiện các chính sách, các bộ luật để đảm bảo các doanh nghiệp

cùng chơi trên một sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh.

Một là : Trong giai đoạn 2017 – 2020 cần tiến hành nhanh việc cổ phần hóa

các công ty trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam để giải quyết nhu cầu về vố và đổi mới quan hệ sản xuất trong các công ty này cho phù hợp với tình hình mới.

Hai là : Tích cực giám sát đôn đốc việc thực hiện qui hoạch phát triển ngành

xi măng Việt nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển ngành đúng qui hoạch, cân đối được cung cầu, ổn định thị trường.

Ba là : Tích cực hơn trong việc hỗ trợ các chủ đầu tư xi măng giải quyết các

thủ tục đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng.

1.3. Với công ty xi măng Bỉm Sơn

Một là : Xem xét việc áp dụng các định hướng chiến lược mà luận văn đưa ra

nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.

Hai là : Đào tạo đội ngũ nhân lực có đầy đủ kiến thức và năng lực để hoạch

định chiến lược và thực thi chiến lược để công ty Bỉm Sơn có đủ khả năng chơi trong sân chơi mới - sân chơi bình đẳng và áp lực cạnh tranh cao khi Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2006.

Ba là : Chú ý các tác động lan toả và ảnh hướng khi triển khai các chiến lược

vào thực tế, cần chú trọng công tác giám sát kiểm tra nhằm đảm bảo thực thi đúng các bước đi chiến lược và có những điều chỉnh khi thấy cần thiết hoặc môi trường có những thay đổi lớn.

II. KẾT LUẬN

Công ty xi măng Bỉm Sơn là một trong những công ty xi măng đầu tiên của Việt Nam, là thương hiệu xi măng uy tín và được người tiêu dùng yêu thích nhất khu vực phía nam. Bỉm Sơn đã đóng góp nhiều cho các công trình xây dựng trọng điểm khu vực Bắc Trung Bộ và được người tiêu dùng dành cho những tình cảm nhất định. Trong xu hướng mới hiện nay - hội nhập và toàn cầu hoá, mức độ cạnh tranh rất gay gắt, chỉ các công ty thực sự có được lợi thế cạnh tranh, có chiến lược cạnh tranh tốt mới có khả năng tồn tại và phát triển. Những giá trị mà Bỉm Sơn đã có như trên là một lợi thế cho Bỉm Sơn nhưng để tồn tại, duy trì được thành quả đã có và phát triển, Bỉm Sơn cần phải có một chiến lược cạnh tranh đúng đắn và thực thi nó một cách nghiêm túc nhất.

Qua phân tích thực trạng của Bỉm Sơn trên các mặt, đề án đã chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, phân tích môi trường ngành, môi trường kinh tế...để tìm ra những cơ hội và nguy cơ từ đó để ra các chiến lược và giải pháp thực hiện thích hợp.

Các chiến lược và giải pháp mà đề án đề ra dựa trên các cơ sở khoa học lý thuyết quản trị chiến lược. Các chiến lược này mang tính khả thi và có thể áp dụng thành công tại công ty xi măng Bỉm Sơn.

Phụ lục 1. Sản lượng tiêu thụ xi măng theo địa bàn năm 2015, 2016.

ĐVT: Tấn

TT Địa bàn TH 2016 TH 2015 hội 2016NQ Đại

% hoàn thành NQ % tăng giảm CK I Nội địa 3.452.371 3.270.000 3.400.000 102% +6% 1 Hà Nội 567.192 495.163 500.000 113% +15% 2 Hòa Bình, Sơn La 71.431 56.267 59.000 121% +27% 3 Nam Định 377.286 345.614 365.000 103% +9% 4 Thanh Hoá 1.266.093 1.135.232 1.130.000 112% +12% 5 Nghệ An 269.919 288.740 280.000 96% -7% 6 Hà Tĩnh (chưa có Formosa) 263.602 239.945 245.000 108% +10% 7 Quảng Bình 101.795 98.397 100.000 102% +3% 8 Quảng Trị 197.398 205.311 216.000 91% -4%

9 Thừa Thiên Huế 37.334 47.374 64.000 58% -21%

10 Q. Nam, Q. Ngãi, B. Định 209.288 196.214 282.000 74% +7%

11 Đà Nẵng 2.125 3.263 -35%

12 Formosa 62.831 155.217 159.000 40% -60%

II Xuất khẩu 435.953 483.769 250.000 174% -10%

Phụ lục 2. Tiêu hao nguyên vật liệu năm 2014-2016.

ST T

Nguyên vật liệu Đơn vị tính

Khối lượng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

I Sản lượng Clinker sản xuất Tấn 2.368.448 2.895.256 2.978.489 1 Đá vôi sử dụng Tấn 3.123.432 3.485.394 3.669.984 2 Đất sét sử dụng Tấn 458.795 490.240 504.703 3 Đất giàu silic Tấn 85.409 89.217 91.439 4 Đất giàu sắt Tấn 96.506 105.863 145.340 5 Nguyên liệu khác (xít than) Tấn 79.304 80.340 83.294

6 Vật liệu chịu lửa Tấn

Gạch kiềm tính Kg 785.976 809.954 814.982

Gạch Alumin Kg 347.857 369.492 386.722

Bê tông chịu nhiệt Kg 405.964 423.437 240.256

II Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất xi măng Tấn 2.098.321 2.247.394 2.357.938 1 Clinker sử dụng Tấn 109.062 121.054 134.085 2 Thạch cao sử dụng Tấn 298.863 303.691 320.158 3 Đá bazan sử dụng Tấn 24.983 25.394 26.825 4 Xỉ nhiệt điện và khí hóa than Tấn 213.158 213.158 213.158

5 Đá vôi sử dụng Tấn 53.384 54.968 55.164

6 Đất sét sử dụng Tấn 45.695 47.053 48.847

7 Xỉ lò sử dụng Tấn 45.843 46.927 47.553

8 Đá vôi đen sử dụng Tấn 37.283 38.553 39.906

9 Tro bay sử dụng Tấn 40.394 42.594 43.243

(Báo cáo thường niên năm 2014 – 2016)

Clinker 2 Tấn -Điện năng Kwh 61.78.352 69.93.578 70.348.422 46,73 -Than Tấn 178.754 184.358 165.744 792,89 -Dầu sấy, đốt lò 1,39 + Dầu FO Kg 29.958 31.149 31.965 0,23 + Dầu DO Lít 158.928 168.558 170.568 1,16 2 Clinker 3 Tấn -Điện năng Kwh 84.535.349 90.382.578 98.652.079 56,74 -Than Tấn 208.754 223.358 234.527 780,73 -Dầu sấy, đốt lò 1,41 + Dầu FO Kg 43.459 44.199 45.300 0,25 + Dầu DO Lít 284.493 291.047 296.549 1,18 3 Nghiền xi măng và đóng bao -Nghiền xi măng DC 1 Tấn 16.246.426 17.147.732 18.280.233 45,32 -Nghiền xi măng DC 2 24.467.738 25.379.367 27.648.433 35,65 Nghiền xi năng DC 3 70.395.674 72.756.256 74.577.564 37,12 Đóng bao và xuất xi măng rời DC cũ 2.446.483 2.564.324 2.630.390 3,34 Đóng bao và xuất xi

măng rời DC mới

8.907.246 9.058.332 9.314.131 3,79

Một phần của tài liệu De an chien luoc kinh doanh công ty CP xi măng bỉm sơn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w