13.1. Mô hình tam giác
Tam giác đối xứng: Giá có khuynh hướng dao động ngày càng yếu, biên độ nhỏ
dần (chênh lệch giữa điểm cao và điểm thấp) và hội tụ lại đỉnh nhọn của tam giác. Sau đó, giá sẽ thường phá vỡ khỏi mô hình tam giác theo xu hướng trước đó. Nếu xu hướng trước đó là Tăng thì sau khi phá vỡ khỏi mô hình tam giác giá tiếp tục tăng, còn nếu xu hướng trước đó là Giảm thì giá sẽ tiếp tục giảm sau khi phá vỡ mô hình tam giác.
Tam giác tăng: báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng tăng. Mô hình xuất hiện khi giá
tăng và chạm ngưỡng kháng cự (giá có xu hướng giảm khi chạm ngưỡng này). Giá liên tục test ngưỡng kháng cự cho đến khi lực mua đủ lớn để vượt qua ngưỡng này. Sau khi phá vỡ khỏi mô hình này, giá sẽ tiếp diễn theo xu hướng tăng.
Tam giác giảm: mô hình báo trước sự tiếp diễn của xu hướng giảm. Mô hình xuất
hiện khi giá giảm và chạm ngưỡng hỗ trợ. Giá bật lên do người mua kỳ vọng bắt đáy nhưng sau đó lại giảm lại ngưỡng hỗ trợ. Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng sau mỗi lần giá bật lên yếu hơn. Khi lực mua yếu không thể giữ giá lâu hơn nữa tại mức chặn đáy của tam giác này, giá sẽ phá vỡ mức cản, và kì vọng giá sẽ tiếp tục xuống theo xu hướng trội hơn.
2. Mô hình Cốc và tay cầm
Mô hình này có hình dạng giống cốc uống nước và tay cầm.
Giá giảm sâu và đột ngột, sau đó giao dịch với biên độ thấp trong 1 thời gian tạo thành đáy cốc. Giá tăng mạnh trở lại tạo thành 1 hình chữ U (hình cái cốc). Sau khi hình thành cốc, giá giảm nhẹ rồi hồi phục thành cái tay cầm phía bên phải cái tách. Khi giá đã đủ mạnh phá vỡ mức cản, nó sẽ tiếp tục bứt phá mạnh tạo mức cao hơn với khối lượng lớn, và đôi khi có thể tạo ra 1 khoảng trống (gap) tại điểm bứt phá để xác định 1 xu hướng tăng mạnh.