Phương pháp giao dịch theo hành động giá (Price Action)

Một phần của tài liệu Sưu tầm bài viết phân tích chứng khoán (Trang 32 - 37)

Trong phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán, có một phương pháp được xếp riêng thành một trường phái đó chính là Price Action. Price action đơn giản là một hệ thống giao dịch thuần tuý dựa trên hành động giá để đưa ra quyết định giao dịch nhưng lại đem về kết quả lợi nhuận khá cao. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu phương pháp giao dịch độc đáo này.

Price action là gì?

Price Action (PA) là phương pháp giao dịch theo hành động giá, được dùng để dự đoán hướng đi tiếp theo của thị trường chứng khoán thông qua dữ liệu giá cả.

Những nhà giao dịch chứng khoán theo phương pháp Price Action tin rằng thị trường là hiệu quả và mọi thông tin, tin tức trên thị trường dù tốt hay xấu đều đã phản ánh hết vào đồ thị giá. Do đó, giá cả là thông tin duy nhất họ cần.

Phương pháp giao dịch theo hành động giá (Price Action) còn được gọi là “phương pháp giao dịch trần trụi” (naked trading) bởi vì việc giao dịch được thực hiện trên biểu đồ trần, không có bất cứ chỉ báo hay công cụ kỹ thuật nào kết hợp sử dụng.

Một số mô hình Price action cơ bản

Với phương pháp giao dịch Price Action, có 4 mô hình được sử dụng nhiều nhất, đó là:

 Mô hình Inside bar  Mô hình Outside bar  Mô hình Pin bar  Mô hình Fakey bar

Inside bar là mô hình bao gồm 2 cây nến trở lên, với cây nến đầu tiên có độ dài (kể cả bóng nến) bao bọc hoàn toàn cây nến phía sau. Cây nến đầu tiên gọi là nến mẹ (Mother bar), các cây nến sau chính là Inside bar.

Mô hình Inside bar được chia làm 2 loại:

 Mô hình Inside bar tăng: cây nến lớn là cây nến giảm, cây nến nhỏ là cây nến tăng

 Mô hình Inside bar giảm: cây nến lớn là cây nến tăng, cây nến nhỏ là cây nến giảm

Inside bar được đánh giá là mẫu hình quan trọng và mạnh nhất của phương pháp giao dịch Price Action, được sử dụng để xác định hướng đi của thị trường, đặc biệt là các trường hợp giá đảo chiều xu hướng. Cụ thể:

 Khi xuất hiện mô hình Inside bar tăng => giá đang giảm sẽ có xu hướng quay đầu tăng giá.

 Khi xuất hiện mô hình Inside bar giảm => giá đang tăng sẽ có xu hướng quay đầu giảm giá.

7.2. Mô hình Outside Bar

Ngược lại với mô hình Inside Bar, mô hình Outside bar có cây nến đằng sau dài hơn và bao trùm cây nến trước đó. Mô hình này phân ra làm 2 loại:

 Mô hình Outside bar tăng: Cây nến nhỏ là cây nến giảm, cây nến lớn là cây nến tăng

 Mô hình Outside bar giảm: Cây nến nhỏ là cây nến tăng, cây nến lớn là cây nến giảm

Với thế nến này, chúng ta có thể hiểu rằng cây nến sau có lực mạnh hơn và áp đảo hoàn toàn lực của cây nến trước đó, vì thế mà giá sẽ đi theo hướng của cây nến sau. Cụ thể:

 Khi thị trường đang giảm, xuất hiện mô hình Outside bar tăng => có xu hướng đảo chiều tăng giá.

 Khi thị trường đang tăng, xuất hiện mô hình Outside bar giảm => có xu hướng quay đầu giảm giá.

7.3. Mô hình Pin bar

Pin bar là một cây nến có thân rất ngắn và bóng nến rất dài về một phía, phía còn lại rất ngắn hoặc không có bóng nến. Pin bar có 2 loại:

 Pinbar tăng: đuôi nến nằm dưới thân nến (màu sắc thân nến không quan trọng)  Pinbar giảm: đuôi nến nằm trên thân nến (màu sắc thân nến không quan trọng)

Mô hình Pinbar xuất hiện khá phổ biến trong đồ thị giao dịch cổ phiếu. Nó thể hiện sự từ chối tăng lên hoặc giảm xuống tại một mức giá nào đó. Khi nến Pinbar xuất hiện, khả năng đảo chiều xu hướng là rất cao. Cụ thể:

 Trong xu hướng giảm, xuất hiện pinbar tăng => cho tín hiệu tăng giá

7.4. Mô hình Fakey

Mô hình Fakey là sự kết hợp giữa mô hình Inside bar và mô hình Pinbar cũng như False Breakout (phá vỡ giả của mô hình inside bar).

Mô hình Fakey thường có 3 hoặc 4 cây nến kết hợp với nhau. Hai cây nến đầu tiên chính là mô hình Inside bar thể hiện sự yếu đi của xu hướng cũ. Cây nến tiếp theo có thể là Pinbar hoặc cây nến đóng cửa nằm bên ngoài phạm vi của mother bar, mô hình Inside bar bị phá vỡ. Với mô hình này, xác suất đảo chiều giá sẽ rất cao.

Trong 4 mô hình nêu trên, đây là mô hình phức tạp nhất cũng là mô hình có xác suất thành công cao nhất.

Đối với các nhà giao dịch đặc biệt là trader lướt sóng cổ phiếu, Price Action được đánh giá là sự lựa chọn phù hợp nhất bởi tính hiệu quả cũng như tính đa dạng và

sự phong phú trong cách tiếp cận. Ngoài ra, Price Action cũng là một phương pháp giao dịch đơn giản, một hệ thống giao dịch thuần tuý dựa trên hành động giá, căn cứ vào diễn biến của giá tức thời để nhận định cơ hội giao dịch và kiếm tiền từ thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Sưu tầm bài viết phân tích chứng khoán (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)