11. Quy tắc định giá cổ phiếu theo đường MA
11.3.2.1. Đường Moving Average giản đơn – SMA
Đường SMA, viết tắt của Simple Moving Average, là chỉ báo đường MA đơn giản nhất, được tính bằng trung bình cộng của các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Dưới đây là ví dụ và cách tính đường SMA cho các bạn dễ hiểu:
Ở đồ thị trên, chúng mình có số liệu về giá đóng cửa của 10 ngày đầu tiên. Nếu muốn xác định đường SMA 10, có nghĩa bạn phải tính trung bình giá đóng cửa từ D1 → D10. Sau khi tính ra kết quả, thì đánh dấu giá trị đó ở ngày D10. Hãy xem hình bên dưới:
Tính giá trị MA của ngày thứ 10
Tiếp tục, sang đến ngày 11, thì giá trị trung bình sẽ được tính từ ngày D2 → D11, rồi lại đánh dấu giá trị đó lên đồ thị ở ngày D11.
⇒ SMA ngày D11 = (38 + 50 + 42 + 42 + 50 + 60 + 70 + 90 + 60 + 48)/100 = 55. Cứ làm tương tự như vậy cho các ngày khác, sau đó nối các điểm giá trị đã đánh dấu trên đồ thị lại với nhau là bạn đã có đường SMA 10 rồi.
Nối các điểm đã đánh dấu lại với nhau là bạn sẽ có đường MA 10 ngày
(Ở đây nêu lên cách tính để giúp hiểu được bản chất của chỉ báo này. Còn trong ứng dụng phân tích kỹ thuật thì các đường MA sẽ được tính sẵn, chỉ cần cài đặt cho nó hiển thị lên là có thể phân tích dễ dàng).
* Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng, thường được áp dụng rộng rãi, do phản ứng chậm với giá nên cũng giúp lọc được những tín hiệu giả.
* Nhược điểm: khi phân tích thị trường ngắn hạn thì đường SMA không đem lại hiệu quả cao, bởi nó được xem là tín hiệu chậm, không nhạy cảm với các tín hiệu, biến động của thị trường.