Các phương pháp phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu Sưu tầm bài viết phân tích chứng khoán (Trang 29 - 32)

6.1. Giao dịch theo hành động giá (Price action)

Price Action (PA) là phương pháp giao dịch theo hành động giá, được dùng để dự đoán hướng đi tiếp theo của thị trường chứng khoán thông qua dữ liệu giá cả.

Những nhà giao dịch chứng khoán theo phương pháp Price Action tin rằng thị trường là hiệu quả và mọi thông tin, tin tức trên thị trường dù tốt hay xấu đều đã phản ánh hết vào đồ thị giá. Do đó, giá cả là thông tin duy nhất họ cần và việc giao dịch sẽ được thực hiện trên biểu đồ trần, không có bất cứ chỉ báo hay công cụ kỹ thuật nào kết hợp sử dụng.

Giao dịch theo hành động giá đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức, kỹ năng quan sát và khả năng phân tích thị trường tốt bởi Price action không cho tín hiệu giao dịch từ các chỉ báo. Thay vào đó, nhà đầu tư phải chủ động phán đoán dựa trên những diễn biến thực tế của thị trường thông qua các mô hình nến hoặc mô hình giá trên biểu đồ giao dịch.

Với phương pháp giao dịch Price Action, có 4 mô hình được sử dụng nhiều nhất, đó là:  Mô hình Inside bar

 Mô hình Outside bar  Mô hình Pin bar  Mô hình Fakey bar

Hoặc các mô hình giá phổ biến như:  Mô hình tam giác

 Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant)  Mô hình vai đầu vai

 Mô hình chữ nhật

 Mô hình cup and handles

 Mô hình giá Head and Shoulders  Mô hình 2 đỉnh (Double Tops)  Mô hình 2 đáy (Double Bottoms)  …

6.2. Giao dịch theo xu hướng

Giao dịch theo xu hướng là một kiểu giao dịch nắm bắt cơ hội thu về lợi nhuận thông qua việc phân tích đà tăng trưởng một tài sản hay một sản phẩm nào đó theo một hướng cụ thể.

Thị trường có 3 chiều xu hướng chính:

 Xu hướng tăng (uptrend) là giai đoạn thị trường chuyển động tăng giá, được biểu thị bởi một loạt các đỉnh và các đáy cao hơn theo thời gian.

 Xu hướng giảm (downtrend) là giai đoạn thị trường chuyển động giảm giá, được đặc trưng bởi một loạt các đỉnh và đáy thấp hơn theo thời gian.

 Xu hướng đi ngang (sideways) là giai đoạn thị trường chuyển động trong một vùng giá nhất định, đỉnh sau = đỉnh trước, đáy sau = đáy trước.

Các công cụ chỉ báo thường sử dụng trong trend trading

Về cơ bản, các trend trader sẽ vào lệnh mua trong xu hướng tăng và ngược lại, vào lệnh bán khi xu hướng giảm. Và tuỳ vào từng loại xu hướng mà nhà giao dịch sẽ có một chiến lược giao dịch khác nhau.

Dưới đây là 2 phương pháp cơ bản để xác định xu hướng:

 Chỉ báo kỹ thuật (đường trung bình động (Moving Average), chỉ báo MACD, chỉ báo ADX,…)

 Đường xu hướng và kênh xu hướng

6.3. Giao dịch theo chỉ báo kỹ thuật

Phương pháp giao dịch theo chỉ báo kỹ thuật là việc sử dụng các công cụ chỉ báo để xác định điểm vào lệnh, thoát lệnh và các quy tắc quản lý giao dịch.

Chỉ báo kĩ thuật (technical indicator) là công cụ tính toán dựa trên dữ liệu giá, khối lượng hay lãi suất mở của một chứng khoán để xác định xu hướng, sức mạnh thị trường hay đưa ra những dự đoán về sự thay đổi giá trong tương lai.

Phân loại các chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay:

6.3.1. Nhóm chỉ báo xu hướng (Trend following)

 MA  MACD  MACD  Parabolic Sar

 CCI (commodity channel index) …

6.3.2. Nhóm chỉ báo đo xung lượng (Momentum)

Dùng để xác định tốc độ thay đổi của giá.  RSI (relative strength index)  Stochastic

 ROC  …  …

6.3.3. Nhóm chỉ báo khối lượng giao dịch (Volume indicators)

Tính toán kết hợp giữa giá và khối lượng giao dịch để xác định sức mạnh của xu hướng  MFI (money flow index)

 OBV (on balance volume)  …

6.3.4. Nhóm chỉ báo đo lường độ biến động và sức mạnh của thị trường (Volatility indicators)

Được dùng để xem xét độ biến động và sức mạnh của xu hướng.  Bollinger band

 ATR (average true range)

 ADX (average directional movement index)  …

Một phần của tài liệu Sưu tầm bài viết phân tích chứng khoán (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)