Cách chọn chu kỳ cho đường MA

Một phần của tài liệu Sưu tầm bài viết phân tích chứng khoán (Trang 62 - 63)

11. Quy tắc định giá cổ phiếu theo đường MA

11.2. Cách chọn chu kỳ cho đường MA

Sử dụng đường Moving Average trong phân tích kỹ thuật, bạn có thể thoải mái lựa chọn chu kỳ cho đường MA, nhưng nên tuân theo quy tắc:

 Phân tích kỹ thuật bằng đường MA trong dài hạn: có thể lựa chọn đường MA (100),

MA (200)

 Phân tích kỹ thuật bằng đường MA trong trung hạn: có thể theo dõi bằng đường

SMA (50)

 Phân tích kỹ thuật bằng đường MA trong ngắn hạn: có thể sử dụng đường SMA (10),

SMA (14), SMA (20),…

Chữ số đằng sau MA chính là chu kỳ, như: MA (50), MA (100), MA (200),…. Nó thể hiện số phiên giao dịch (số ngày), ví dụ 50 phiên, 100 phiên, 200 phiên…

Lý do tại sao lại như vậy? Bởi vì có một nguyên tắc:

Đường Moving Average chu kỳ càng nhỏ thì càng bám sát giá và nhạy cảm với giá.

Đường Moving Average chu kỳ càng lớn thì càng ít biến động so với giá

So sánh MA10 và MA20

Nhìn hình trên, bạn có thể thấy đường MA 10, chu kỳ nhỏ hơn nhưng lại phản ứng “nhạy” với giá hơn, bán sát giá, có nhiều đoạn cua “gắt”. Trong khi đó, đường MA 20 chạy mượt hơn và ít bám sát biến động giá hơn.

Nhưng bạn cũng cần chú ý rằng:

 Chu kỳ thời gian quá ngắn, số ngày để tính giá đóng cửa quá ít thì kết quả thu được

sẽ không đủ để làm dữ liệu “đại diện cho xu hướng”, nên việc phản ánh xu hướng thường hay sai sót.

 Chu kỳ quá dài, đặc biệt là đi qua nhiều đoạn tăng giá, giảm giá trong quá khứ, rồi giá tăng giá giảm triệt tiêu cho nhau, dẫn đến đường MA sẽ mượt mà và càng xa đường giá. Lúc này, việc xác định xu hướng chuẩn là rất khó.

Vì vậy, tốt nhất muốn xét trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, thì cứ lấy các mốc chu kỳ mình đã gợi ý phía trên.

Một phần của tài liệu Sưu tầm bài viết phân tích chứng khoán (Trang 62 - 63)