11. Quy tắc định giá cổ phiếu theo đường MA
11.3.2.2. Đường Moving Average hàm số mũ – EMA
Vì đường SMA là một chỉ báo trễ, luôn theo sau giá thật. Để giảm độ trễ, người ta sử dụng đường trung bình động hàm số mũ EMA.
Đường EMA (viết tắt của Exponential Moving Average), là đường trung bình động lũy thừa hàng mũ, nó sẽ quan tâm về biến động của những ngày gần nhất nhiều hơn là dữ liệu trong quá khứ.
EMA và SMA khác nhau ở đâu? Chúng khác nhau ở điểm cơ bản sau:
Ở SMA – đường trung bình động giản đơn: dữ liệu giá của các ngày được đánh
trọng số (tầm quan trọng) ngang hàng nhau.
Ở EMA – đường trung bình động hàm số mũ: dữ liệu giá của các ngày được đánh
trọng số khác nhau, ngày càng gần trọng số càng cao, ngày càng xa trọng số càng thấp.
⇒ EMA chủ yếu tập trung vào những biến động gần hơn, bám sát vào chuyển động giá hơn. Vì thế mà đối với phân tích ngắn hạn, nó sẽ phản ứng với thị trường tốt hơn, đưa ra dữ liệu tốt hơn so với đường SMA.
* Ưu điểm: Phản ứng mạnh hơn với biến động của thị trường gần nhất, vì thế giúp nhà
đầu tư có thể nhận định được thị trường ngắn chính xác hơn. Điều đó có thể giúp bạn nhìn được những biến động bất thường, gây ra xu hướng đảo chiều, để có thể vào lệnh, thoát lệnh tốt hơn.
* Nhược điểm: Ví quá nhạy cảm với biến động thị trường gần, nên đường EMA đôi khi
có thể tạo ra những tín hiệu giả đối với các Trader.
* Nên sử dụng EMA hay SMA tốt hơn?
Cách sử dụng đường Moving Average – MA
Đường chỉ báo Moving Average được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau và chúng khá hiệu quả. Cụ thể ra sao hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu từng cách một nhé.
* Sử dụng đường MA để giao dịch theo xu hướng
Nhiều bạn khi được hỏi về xu hướng giảm, các bạn ấy thường định nghĩa rằng nó bao gồm các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Vậy khi xuất hiện đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, có phải xu hướng giảm đã kết thúc? Đáp án là chưa chắc, bởi vì nó đôi khi chỉ là một đợt “pullback hơi phức tạp”. Còn xu hướng nó vẫn chưa kề kết thúc. Dưới đây là ví dụ:
Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng vẫn là xu hướng giảm
Vì vậy, câu hỏi đặt ra: làm thế nào để xác định được rõ xu hướng? Đường trung bình
động – MA sẽ giúp bạn làm việc này !!! Cách thực hiện:
Nếu giá nằm trên đường EMA 200 và đường EMA 200 dốc lên trên, thì thị trường
đang trong xu hướng tăng dài hạn.
Nếu giá nằm trên đường EMA 20 và đường EMA 20 dốc lên trên, thì thị trường
đang trong xu hướng tăng ngắn hạn.
Xu hướng tăng thì EMA nằm dưới đường giá mà dốc lên trên
Kết hợp đường giá và đường Moving Average
Khi đường giá cắt lên trên đường Moving Average ⇒ là tín hiệu xu hướng tăng. => Mua ngay khi giá cắt lên hoặc giá điều chỉnh về các đường trung bình.
Đường giá cắt lên đường MA là tín hiệu uptrend
Ngược lại, khi giá cắt xuống dưới đường Moving Average => tín hiệu xu hướng giảm. Bạn nên bán ngay khi giá cắt xuống hoặc khi giá hồi lại về các phía các đường MA.
Đường giá cắt xuống đường MA là báo hiệu xu hướng downtrend
Sử dụng Moving Average làm kháng cự/hỗ trợ động
Với đường MA, các nhà đầu tư có thể sử dụng để tìm ra các điểm hỗ trợ và kháng cự dễ dàng. Trong xu hướng tăng, đường MA chính là ngưỡng hỗ trợ, còn trong xu hướng giảm, đường MA chính là ngưỡng kháng cự.
Ví dụ trong một xu hướng tăng, khi biến động giá và chạm vào đường MA bạn sẽ thấy chúng lại có sức bật tăng trở lại. Đến khi biến động giá đâm thủng qua đường MA thì dấu hiệu đảo chiều khả năng cao sẽ xảy ra.
Đường MA giúp tìm kiếm điểm hỗ trợ hiệu quả
Hoặc nhiều nhà đầu tư còn kết hợp chỉ báo 2 đường MA là đường hỗ trợ/kháng cự để cho ra kết quả chính xác hơn. Ví dụ bạn chọn đường MA như sau: SMA (10) và SMA (20). Khi biến động giá chạm vào và nằm trong 2 trung bình động này, chúng sẽ có sức bật để tiếp tục xu hướng tăng. Chỉ khi biến động giá tụt xuống thấp hơn đường SMA 20, thì khả năng cao giá sẽ còn xuống sâu hơn nữa.
Ví dụ minh họa về chỉ báo MA
Việc đầu tiên bạn cần làm là phải thi thiết lập hai đường Moving Average có chu kỳ khác nhau, thường là 1 chu kỳ ngắn và 1 chu kỳ dài.
Nếu 1 đường MA này giao cắt với 1 đường MA khác thì nó sẽ cho chúng ta một tín hiệu thay đổi xu hướng, cụ thể:
Giao cắt vàng – Golden Cross: Đường MA ngắn cắt lên đường MA dài (ví dụ MA50 cắt lên MA200) ⇒ Tín hiệu Uptrend, nên mua vào ngay ở điểm giao cắt, hoặc khi giá chạm vào đường MA ngắn.
Giao cắt tử thần – Death Cross: Đường MA ngắn cắt xuống đường MA dài (ví dụ
MA50 cắt xuống MA200) ⇒ Tín hiệu Downtrend, bạn nên bán càng sớm càng tốt.
Ví dụ về 2 đường MA cắt nhau
Sử dụng MA để lựa chọn thị trường giao dịch
Có một bài toán đặt ra cho bạn. Nếu bạn có 100 triệu để đầu tư, bạn sẽ đầu tư vào đâu? Cổ phiếu? Forex? Coin? Nếu bạn lựa chọn Forex? Vậy bạn sẽ chọn cặp tiền tệ nào? Bạn muốn mua trong thị trường có xu hướng mạnh hay yếu?
Mình cá là 99% các bạn sẽ muốn mua ở thị trường có xu hướng tăng mạnh, và cũng muốn ưu tiên bán ở những thị trường có xu hướng giảm mạnh.
Đường trung bình động – Moving Average cũng có thể giúp bạn trong trường hợp này. Chỉ cần nhớ một lưu ý rằng.
MA càng dốc thì xu hướng càng mạnh. MA càng có hướng nằm ngang thì xu hướng càng yếu.
Sau đó bạn chỉ cần thực hiện 3 bước:
Bước 1: Chọn thị trường trong cùng 1 lĩnh vực: ví dụ bạn chọn Forex, thì hãy so sánh hãy so sánh các cặp tiền tệ như AUD/USD, NZD/USD, USD/CAD, USD/JPY, EUR/USD…
Bước 2: Vẽ đường EMA 20 và EMA 50 trên biểu đồ của bạn.
Bước 3: So sánh độ dốc của đường MA. Đường MA càng dốc, xu hướng càng mạnh và ngược lại.
Ví dụ bạn đã xác định được USD/CAD và USD/JPY đều đang trong xu hướng giảm.
Tuy nhiên USD/CAD có đường EMA dốc xuống nhiều hơn ⇒ Bạn sẽ muốn bán
Mẹo giao dịch với đường Moving Average – MA
Cũng không hề phức tạp, chỉ cần bạn làm theo từng bước:
– Tìm xu hướng tăng: đường EMA 200 hướng lên trên, và đường giá nằm ở trên đường EMA,
– Nếu đã là xu hướng tăng, thì sử dụng đường MA 50 và MA 20, sau đó đợi giá test ở vùng hỗ trợ 2 lần (có nghĩa là đợi giá giảm chạm MA 20 rồi lại bật ngược trở lên 2 lần).
– Test giá thành công, bắt đầu tìm điểm vào lệnh (MUA) – là những điểm mà đường giá chạm đường MA 20.
– Nếu giá đi theo đúng như xu hướng dự đoán, thì đợi đến khi giá giảm xuống và chạm MA 50 thì bắt đầu BÁN ra.
Xem hình minh họa:
Cách giao dịch với đường Moving Average trong xu hướng tăng
TỔNG KẾT
Qua bài viết này, mình chỉ muốn các bạn hiểu được những điều cốt lõi từ đường trung bình động – Moving Average (MA), đó là:
Đường MA ra đời để lọc nhiễu, giúp bạn dễ dàng xác định được xu hướng thị trường.
Đường MA còn đóng vai trò làm vùng kháng cự động (xu hướng giảm) hoặc hỗ trợ động (xu hướng tăng).
Đường MA có 2 loại thông dụng nhất là SMA và EMA. SMA có độ trễ so với giá, còn EMA nhạy bén với thị trường hơn.
Đường MA có chu kỳ dài sẽ phẳng hơn so với đường MA có chu kỳ ngắn.
Đường MA càng dốc thì xu hướng càng mạnh, đường MA càng phẳng thì xu hướng càng yếu.
Kết hợp 2 đường MA cắt nhau có thể giúp bạn xác định được tín hiệu thay đổi xu hướng và chọn điểm mua/bán hiệu quả.