Inverted Hammer và Shooting Star

Một phần của tài liệu Sưu tầm bài viết phân tích chứng khoán (Trang 26 - 29)

Dạng biểu đồ nên Nhật Inverted Hammer và Shooting Star

Biểu đồ nên Nhật Inverted Hammer và Shooting Star

Mô tả: Inverted Hammer và Shooting Star nhìn giống nhau, và chỉ khác ở chỗ chúng xuất hiện ở cuối một xu hướng đi lên hay đi xuống. Cả hai loại nến này đều có thân nhỏ, phần bóng trên dài và phần bóng dưới rất ngắn.

Ý nghĩa: Inverted Hammer xuất hiện khi giá đang trong quá trình đi xuống, và đưa ra tín hiệu rằng thị trường có thể đổi chiều. Phần bóng ở trên dài cho thấy người mua đang cố gắng đưa ra giá cao hơn. Người ban phản ứng quyết liệt nhưng không đủ sức để đầy

giá xuống thấp và giá đóng cửa gần với giá mở cửa. Người bán đang cạn kiệt dần và giá sẽ đi lên.

Shooting Star xuất hiện khi giá đang trong quá trình đi lên và đưa ra tín hiệu rằng thị trường có thể đổi chiều. Phần bóng ở trên dài cho thấy người mua đã cố gắng đưa giá cao lên, nhưng người bán đã nhiều hơn và đẩy giá đi xuống, khiến giá đóng cửa gần với giá mở cửa.

Khi nhiều cây nến kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo ra những mô hình nến. Các mô hình này về cơ bản có thể giúp chúng ta dự đoán các tín hiệu đảo chiều xu hướng hoặc sự tiếp diễn của xu thê hiện tại. Có rất nhiều loại mô hình tuy nhiên không phải mô hình nào trong quá trình kểm định thực tế cũng cho độ tin cậy cao. Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về một số mô hình có độ tin cậy cao nhất, qua đó nhận biết được xu thế sắp tới của giá cổ phiếu để từ đó ra quyết định đầu tư phù hợp.

5.2. Biểu đồ thanh (Bar chart)

Biểu đồ thanh là một dạng biểu đồ phản ánh biến động giá của công cụ tài chính, theo đó phần đỉnh của đường kẽ dọc chỉ mức giá cao nhất trong phiên giao dịch và phần đáy của đường kẽ dọc này chỉ mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch. Thanh ngang nhỏ bên trái thể hiện giá mở cửa và thanh ngang nhỏ bên phải thể hiện giá đóng cửa.

Một thanh đơn lẻ tượng trưng cho một phiên giao dịch, có thể là 1 ngày, một tuần hoặc 1 giờ,… Khi bạn nghe về “thanh biểu đồ”, bạn cần biết chắc khung thời gian đó là khung thời gian nào thì bạn sẽ biết 1 thanh đó đại diện cho bao nhiêu thời gian

Biểu đồ thanh còn được gọi là biểu đồ “OHLC”, bởi vì nó chỉ ra giá mở cửa – Open, cao nhất – High, thấp nhất – Low, và giá đóng cửa – Close của một sản phẩm nhất định.

5.3. Biểu đồ đường (Line Chart)

Về cơ bản, biểu đồ đường là đường nối các mức giá đóng cửa của khung thời gian trước với mức giá đóng cửa của khung thời gian sau. Khi các điểm này được nối lại với nhau, chúng ta sẽ thấy được tổng quát chuyển động của giá của một cặp tiền trong một khoảng thời gian.

Biểu đồ dạng đường được tạo thành bằng cách nỗi một chuỗi các dữ liệu giá quá khứ với nhau bằng một đường kẽ. Vì biểu đồ này chỉ theo dõi giá đóng cửa của một công cụ tài chính trong một khung thời gian xác định nên ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng.

Thực tế hiện nay trên thị trường giao dịch, do khoa học kỹ thuật phát triển, diễn biến của thị trường tài chính ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ này ít được sử dụng hơn trước.

5.4. Biểu đồ núi/vùng(Mountain chart)

Biểu đồ núi là biểu đồ tài chính nối các mức giá đóng cửa của các phiên giao dịch lại với nhau, làm cho nó trông giống như sườn núi.

Biểu đồ núi về cơ bản giống như biểu đồ đường, nhưng không gian bên dưới đường được thêm màu sắc. Mọi người cũng thường gọi chúng là biểu đồ khu vực.

Biểu đồ núi có một số công dụng chính như: mô tả sự tăng trưởng của một khoản đầu tư theo thời gian – đây là một cách phổ biến để thể hiện hiệu suất trong quá khứ. Ngoài ra, biểu đồ này cũng được sử dụng làm công cụ giao dịch để phân tích hành vi giá. Tuy nhiên, các trader cần cẩn thận vì loại biểu đồ này có thể tạo ra ảo ảnh quang học về sự tăng trưởng lớn hơn thực tế.

Trên đây là 5 dạng biểu đồ cơ bản nhất và cách đọc các thông số đối với từng loại biểu đồ khác nhau. Như vậy, nhìn vào một biểu đồ tỷ giá cụ thể, bạn sẽ hiểu được giá trên biểu đồ thể hiện như thế nào, đang di chuyển ra sao. Từ đó, bạn có thể dễ dàng nắm được cái nhìn rõ hơn về thị trường và đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn. Với tính năng đó, có thể nói rằng, biểu đồ chính là kim chỉ nam cho các nhà giao dịch chứng khoán theo trường phái phân tích kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Sưu tầm bài viết phân tích chứng khoán (Trang 26 - 29)